Bầu cử thêm, bầu cử lại và bầu cử bổ sung
Theo quy định của pháp luật về bầu cử, bầu cử thêm là cuộc bầu cử do Hội đồng Bầu cử quyết định cho đơn vị bầu cử mà ở lần bầu cử đầu tiên có số người trúng cử chưa đủ số lượng đại biểu được ấn định.Khi lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử đó, Ban bầu cử phải ghi rõ vào biên bản và báo cáo ngay cho Ủy ban Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Hội đồng Bầu cử xem xét, quyết định việc bầu cử thêm.Cuộc bầu cử được tiến hành chậm nhất là hai mươi ngày sau cuộc bầu cử đầu tiên. Bầu cử thêm không phải thực hiện lại các bước hiệp thương giới thiệu, lựa chọn người ứng cử, mà cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã ứng cử lần đầu chưa trúng cử. Danh sách cử tri của cuộc bầu cử thêm vẫn căn cứ vào danh sách cử tri trong cuộc bầu cử đầu tiên. Trong cuộc bầu cử thêm người trúng cử phải là người được...
Khi lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử đó, Ban bầu cử phải ghi rõ vào biên bản và báo cáo ngay cho Ủy ban Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Hội đồng Bầu cử xem xét, quyết định việc bầu cử thêm.
Cuộc bầu cử được tiến hành chậm nhất là hai mươi ngày sau cuộc bầu cử đầu tiên. Bầu cử thêm không phải thực hiện lại các bước hiệp thương giới thiệu, lựa chọn người ứng cử, mà cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã ứng cử lần đầu chưa trúng cử. Danh sách cử tri của cuộc bầu cử thêm vẫn căn cứ vào danh sách cử tri trong cuộc bầu cử đầu tiên. Trong cuộc bầu cử thêm người trúng cử phải là người được quá nửa số phiếu hợp lệ và được nhiều phiếu hơn. Trường hợp bầu cử thêm mà vẫn chưa đủ số đại biểu theo quy định thì không tổ chức bầu cử thêm lần thứ hai.
Bầu cử lại là cuộc bầu cử do Hội đồng Bầu cử quyết định cho một đơn vị bầu cử mà ở lần bầu cử đầu tiên có số cử tri đi bỏ phiếu chưa được quá nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri hoặc do ở đơn vị bầu cử đó có xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng đã bị Hội đồng Bầu cử hủy kết quả bầu cử.
Khi lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử đó, Ban bầu cử phải ghi rõ vào biên bản và báo cáo ngay cho Ủy ban Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Hội đồng Bầu cử xem xét, quyết định việc bầu cử lại. Cuộc bầu cử lại được tiến hành chậm nhất là mười lăm ngày sau cuộc bầu cử đầu tiên. Cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã ứng cử lần đầu. Danh sách cử tri vẫn căn cứ vào danh sách cử tri đã lập trong cuộc bầu cử đầu tiên. Trong trường hợp số cử tri đi bầu vẫn chưa được quá nửa số cử tri trong danh sách thì không tổ chức bầu cử lại lần thứ hai.
Trong trường hợp đơn vị bầu cử có vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bầu cử, Hội đồng Bầu cử ra quyết định hủy bỏ kết quả bầu cử, Hội đồng Bầu cử tự mình hoặc theo đề nghị của Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hủy bỏ kết quả bầu cử và ấn định ngày bầu cử lại ở đơn vị bầu cử đó.
Vi phạm pháp luật về bầu cử nêu trên là những hành vi làm trái với các quy định của pháp luật về bầu cử, bao gồm:
– Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân;
– Người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử;
– Cản trở hoặc trả thù người khiếu nại, tố cáo về bầu cử.
Các hành vi vi phạm được liệt kê trên, tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội là việc đơn vị bầu cử nào đó trong nhiệm kỳ Quốc hội khuyết đại biểu, không đủ số lượng ấn định ban đầu thì có thể được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định cho bầu cử bổ sung. Trường hợp thời gian còn lại của nhiệm kỳ Quốc hội dưới hai năm thì không tổ chức bầu cử bổ sung.
Trình tự, thủ tục tiến hành bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội được quy định như sau:
– Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc bầu cử bổ sung, thành lập Ủy ban Bầu cử bổ sung, quyết định ngày bầu cử bổ sung và công bố chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày bầu cử;
– Các tổ chức phụ trách bầu cử bổ sung: Ủy ban Bầu cử bổ sung ở Trung ương, Ban bầu cử bổ sung ở đơn vị bầu cử cần phải bầu bổ sung, Tổ bầu cử bổ sung. Việc thành lập các tổ chức này theo các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Bầu cử bổ sung, Ban bầu cử bổ sung và Tổ bầu cử bổ sung được áp dụng theo quy định tương ứng về Hội đồng Bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử; thể thức bỏ phiếu, trình tự bầu cử, xác định kết quả bầu cử bổ sung được áp dụng các quy định như cuộc bầu cử chung.
Việc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng Nhân dân trong nhiệm kỳ được tiến hành trong trường hợp đơn vị bầu cử khuyết đại biểu; Đơn vị hành chính mới được sáp nhập, đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị hành chính mới hoặc đơn vị hành chính được thay đổi cấp có số lượng đại biểu Hội đồng Nhân dân chưa đủ theo quy định của pháp luật. Việc đại biểu Hội đồng Nhân dân không còn đủ hai phần ba tổng số đại biểu được ấn định và khi thời gian của nhiệm kỳ Hội đồng Nhân dân còn ít nhất là một phần ba, trừ trường hợp đặc biệt theo hướng dẫn của Chính phủ.
Theo Nhandan
Ý kiến ()