Bầu cử Quốc hội Pháp: PS tạm dẫn đầu ở nước ngoài
Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ do Bộ Ngoại giao Pháp công bố ngày 4-6, các ứng cử viên của đảng Xã hội (PS) và đảng Xanh - Sinh thái châu Âu, đang dẫn đầu tại 7 trong số 11 đơn vị bầu cử ở nước ngoài của vòng 1 cuộc bỏ phiếu Quốc hội.Đến ngày 10-6, vòng 1 của cuộc bầu cử lập pháp trên lãnh thổ Pháp mới diễn ra. Nhưng cũng như cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, hơn một triệu người Pháp ở nước ngoài đã đi bỏ phiếu sớm trong hai ngày 2 và 3-6.Trong những lần bầu cử trước, cử tri Pháp ở nước ngoài đều có đại diện là các thượng nghị sĩ tại Quốc hội. Nhưng đây là lần đầu tiên họ có các ứng cử viên trực tiếp tham gia tranh cử theo quy định bầu cử do chính phủ của cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy thông qua năm 2008. Năm nay, người Pháp ở nước ngoài có 178 ứng viên và sẽ có 11 đại diện tại Quốc hội.Kết quả này cho thấy cử tri Pháp ở nước ngoài đã thay đổi sự lựa chọn so với đợt...
Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ do Bộ Ngoại giao Pháp công bố ngày 4-6, các ứng cử viên của đảng Xã hội (PS) và đảng Xanh – Sinh thái châu Âu, đang dẫn đầu tại 7 trong số 11 đơn vị bầu cử ở nước ngoài của vòng 1 cuộc bỏ phiếu Quốc hội.
Đến ngày 10-6, vòng 1 của cuộc bầu cử lập pháp trên lãnh thổ Pháp mới diễn ra. Nhưng cũng như cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, hơn một triệu người Pháp ở nước ngoài đã đi bỏ phiếu sớm trong hai ngày 2 và 3-6.
Trong những lần bầu cử trước, cử tri Pháp ở nước ngoài đều có đại diện là các thượng nghị sĩ tại Quốc hội. Nhưng đây là lần đầu tiên họ có các ứng cử viên trực tiếp tham gia tranh cử theo quy định bầu cử do chính phủ của cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy thông qua năm 2008. Năm nay, người Pháp ở nước ngoài có 178 ứng viên và sẽ có 11 đại diện tại Quốc hội.
Kết quả này cho thấy cử tri Pháp ở nước ngoài đã thay đổi sự lựa chọn so với đợt bầu cử tổng thống, nhưng không có ứng cử viên nào đạt được quá 50% để có thể trúng cử ngay vòng một. Tháng trước, đa số công dân Pháp ở nước ngoài (53%) bỏ phiếu cho ông Sarkozy.
Tuy nhiên, tỉ lệ cử tri đi bầu tại các điểm bỏ phiếu ở nước ngoài trong hai ngày cuối tuần vừa qua rất thấp, chỉ từ 13,4% đến 24%. Do đó, kết quả chung cuộc có thể sẽ thay đổi trong vòng hai vào ngày 17-6.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội Pháp năm nay, có tất cả 577 đơn vị bầu cử, bầu ra 577 đại biểu Quốc hội. Để được trúng cử ở vòng một, ứng cử viên phải thu được trên 50% số phiếu ủng hộ và số cử tri tham gia cuộc bỏ phiếu phải bằng 25% tổng số cử tri có tên trong danh sách đi bầu.
Kết quả của hãng thăm dò dư luận BVA cho thấy cho thấy, lực lượng cánh tả Pháp sẽ tiếp tục đánh bại đảng UMP trong cuộc bầu cử quốc hội sắp tới. Theo đó, đảng Xã hội của ông Hollande và các đảng cánh tả khác có thể cùng chiến thắng với tỉ lệ phiếu bầu từ 45,5% trong vòng một cuộc bầu cử ngày 10-6 tới, so với tỷ lệ khoảng 1/3 số phiếu bầu cho đảng UMP.
Cuộc bầu cử Quốc hội lần này có ý nghĩa sống còn đối với chính phủ mới của ông Hollande. Trong số 34 thành viên chính phủ hiện nay của đảng Xã hội, có tới 26 người sẽ ra tranh cử vào quốc hội. Một điều tất yếu là họ chỉ có thể tại vị nếu trúng cử. Nếu không có đa số trong quốc hội, ông Hollande sẽ gặp nhiều thách thức để thực hiện các kế hoạch cải cách gồm có việc đánh thuế 75% đối với những người giàu, có thu nhập hơn 1 triệu euro/năm.
Theo Nhandan
Ý kiến ()