Đề ra kế hoạch phát triển đảng viên cho từng năm; tổ chức thường xuyên các phong trào thi đua để tạo nguồn giới thiệu đoàn viên, hội viên ưu tú cho Đảng là cách làm hiệu quả trong công tác phát triển đảng viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bát Xát (Lào Cai). Giờ học của học sinh người Mông ở Trường THCS Ngãi Thầu.Chúng tôi về xã vùng cao Ý Tý vào dịp nhân dân trong xã thu hoạch xong vụ ngô hè thu, tranh thủ khoảng thời gian nông nhàn và thời tiết khô ráo, xã phát động phong trào hiến đất, mở đường giao thông nông thôn, duy tu bảo dưỡng đường liên xã. Đông đảo bà con các dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì tích cực hưởng ứng, trong đó đoàn viên, thanh niên và hội viên phụ nữ, nông dân... là nòng cốt. Đoàn xã Ý Tý phát động phong trào "Tổ xung kích làm đường" dấy lên khí thế thi đua lao động sôi nổi, sáng tạo. Bí thư đoàn xã Hầu A Sinh cho biết: Từ đầu năm đến nay, đã liên tục phát động các phong trào...
Đề ra kế hoạch phát triển đảng viên cho từng năm; tổ chức thường xuyên các phong trào thi đua để tạo nguồn giới thiệu đoàn viên, hội viên ưu tú cho Đảng là cách làm hiệu quả trong công tác phát triển đảng viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bát Xát (Lào Cai).
Giờ học của học sinh người Mông ở Trường THCS Ngãi Thầu.
Chúng tôi về xã vùng cao Ý Tý vào dịp nhân dân trong xã thu hoạch xong vụ ngô hè thu, tranh thủ khoảng thời gian nông nhàn và thời tiết khô ráo, xã phát động phong trào hiến đất, mở đường giao thông nông thôn, duy tu bảo dưỡng đường liên xã. Đông đảo bà con các dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì tích cực hưởng ứng, trong đó đoàn viên, thanh niên và hội viên phụ nữ, nông dân… là nòng cốt. Đoàn xã Ý Tý phát động phong trào “Tổ xung kích làm đường” dấy lên khí thế thi đua lao động sôi nổi, sáng tạo. Bí thư đoàn xã Hầu A Sinh cho biết: Từ đầu năm đến nay, đã liên tục phát động các phong trào như: Ra quân trồng rừng đầu năm, xóa mù chữ trong dịp hè, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất…, thu hút đoàn viên, thanh niên trong xã tham gia. Các phong trào thi đua đều có tổng kết, biểu dương các cá nhân tiêu biểu; thông qua đó, phát hiện, bồi dưỡng tạo nguồn đối tượng Đảng. Tương tự, các đoàn thể nông dân, phụ nữ của xã cũng vận động hội viên tham gia các phong trào sản xuất giỏi, tương thân tương ái giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, chống tảo hôn, bảo vệ rừng…; chủ động phát hiện và bồi dưỡng quần chúng ưu tú, giới thiệu cho chi bộ đưa vào kế hoạch tạo nguồn phát triển Đảng. Nhờ vậy, công tác phát triển Đảng ở xã Ý Tý có bước chuyển biến tích cực. Năm 2010, Đảng bộ xã Ý Tý đã kết nạp được thêm chín đảng viên; từ đầu năm đến nay đã kết nạp được bốn đảng viên, thành lập mới được ba chi bộ. Đặc biệt, lần đầu đã tạo nguồn và kết nạp được ba đảng viên nữ là người dân tộc Hà Nhì. Ở Lào Cai, dân tộc Hà Nhì có khoảng hơn ba nghìn người, chỉ sinh sống duy nhất ở hai xã là Ý Tý và Trịnh Tường, huyện Bát Xát. Bao đời nay, phụ nữ Hà Nhì lao động nặng nhọc, vất vả nhưng ít được tham gia công việc xã hội. Theo Bí thư Đảng ủy xã Ý Tý Ly Giờ Có, ba nữ thanh niên dân tộc Hà Nhì có trình độ văn hóa, được kết nạp Đảng, đã phát huy tốt vai trò tiên phong trong vận động nhân dân; nhất là chị em phụ nữ ở các thôn, bản trong xã tích cực tham gia học tập xóa mù, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, bài trừ hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa, không cưới tảo hôn, không sinh con thứ ba. Ở xã Ngải Thầu, gồm 100% là đồng bào dân tộc Mông, công tác tạo nguồn cũng được quan tâm đúng mức, cho nên đã tạo thuận lợi cho việc phát triển đảng viên, xóa chi bộ ghép. Năm 2010, Đảng bộ Ngải Thầu đã kết nạp được bốn đảng viên, xóa được một chi bộ ghép…
Bát Xát là huyện vùng cao, biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 90% số dân; sinh sống phân tán ở 23 xã, thị trấn; với 244 thôn, bản; giao thông khó khăn, trình độ văn hóa thấp, còn nhiều tập tục, thói quen lạc hậu. Đó là những khó khăn trong công tác bồi dưỡng tạo nguồn, phát triển đảng viên ở đây. Để giải quyết vấn đề này, đồng chí Trần Văn Tuấn, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Bát Xát cho biết, Đảng bộ huyện đã tiến hành tổng rà soát số lượng đảng viên, tổ chức cơ sở đảng, tập trung vào những xã trọng điểm, trong đó công tác phát triển đảng viên còn hạn chế. Huyện ủy ra nghị quyết chỉ đạo Đảng bộ các xã xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên hằng năm, thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua để bồi dưỡng đoàn viên, thanh niên, hội viên các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội có lý tưởng cách mạng, có trình độ văn hóa và nhiệt tình với công việc chung để bồi dưỡng kết nạp đảng viên. Theo đó, mỗi cấp ủy đầu tư nghiên cứu, nắm bắt tình hình, xác định được những khó khăn, thuận lợi để đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp. Hằng năm, các chi bộ phải xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên, trong đó chú trọng đúng mức công tác phát triển đảng viên là đoàn viên, thanh niên, nông dân sản xuất giỏi. Thường xuyên rà soát danh sách quần chúng có đủ điều kiện bồi dưỡng để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ họ phấn đấu vào Đảng, tránh tình trạng quần chúng phấn đấu tốt, đủ điều kiện nhưng cấp ủy triển khai thiếu kịp thời, bỏ lỡ thời cơ. Huyện ủy Bát Xát đã phối hợp Đảng ủy Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh tăng cường cán bộ ở các đồn biên phòng về xã làm Phó Bí thư Đảng ủy; cử đảng viên ở khối các cơ quan huyện về thôn, bản còn ít đảng viên để tham gia sinh hoạt, gây dựng phong trào, phát hiện, giới thiệu quần chúng ưu tú cho Đảng. Nhờ chỉ đạo sát sao, xây dựng kế hoạch, đề ra chỉ tiêu cụ thể từng năm, cho nên đã khắc phục được việc thụ động “ăn đong”, chấm dứt tình trạng chi bộ cấp cơ sở không quan tâm bồi dưỡng, tạo nguồn quần chúng ưu tú mà chỉ tìm trong quần chúng ưu tú những người đủ tiêu chuẩn để kết nạp; nhờ vậy không còn chi bộ vùng cao nhiều năm liền không kết nạp được đảng viên là người dân tộc thiểu số. Trong năm 2010, Đảng bộ huyện Bát Xát đã kết nạp được 180 đảng viên, xóa được tám chi bộ ghép. Từ đầu năm đến nay, kết nạp được 83 đảng viên; đã hoàn thành hồ sơ, thông qua Ban Thường vụ Huyện ủy chuẩn y kết nạp 71 đảng viên vào dịp kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Lào Cai vào đầu tháng 10 tới.
Không chỉ chú trọng khâu tạo nguồn, Huyện ủy Bát Xát còn tập trung nâng cao chất lượng đảng viên, không chạy theo số lượng. Để đạt được điều này, Ban tổ chức Huyện ủy thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn và kiểm tra việc thực hiện quy trình kết nạp đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của cấp trên về nhận thức chính trị, trình độ văn hóa, năng lực công tác, phẩm chất đạo đức… Để khắc phục trở ngại về trình độ văn hóa, Huyện ủy Bát Xát chỉ đạo các Đảng bộ xã vùng cao tập trung bồi dưỡng, kết nạp đối tượng trẻ, để có điều kiện vừa công tác vừa học văn hóa, chuyên môn, chính trị… bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Trong số đảng viên kết nạp hằng năm, tỷ lệ đảng viên trẻ, độ tuổi dưới 26 thường chiếm hơn 80%, tạo nên sức sống, sự năng động tiếp thu tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong lãnh đạo và thực hiện phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Theo Nhandan
Ý kiến ()