Bất ổn an ninh gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế khu vực Trung Đông
Nền kinh tế các nước khu vực Trung Đông chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc xung đột giữa Israel và Phong trào Hamas ở Dải Gaza kéo dài mấy tháng qua.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters) |
Trong khi đó, sự gián đoạn trong hoạt động vận chuyển qua Biển Đỏ gây lo ngại có thể ảnh hưởng lớn đến một số nền kinh tế Trung Đông cũng như hoạt động thương mại toàn cầu, giữa lúc lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào tàu thương mại di chuyển qua tuyến đường thủy quan trọng này.
Các công ty vận tải biển đều sử dụng tuyến đường này để vận chuyển tới hơn 30% hàng hóa container toàn cầu, trong đó có đồ chơi, giày thể thao, đồ nội thất và thực phẩm đông lạnh. Khoảng 12% khối lượng thương mại dầu mỏ được vận chuyển bằng đường biển và 8% lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng của thế giới đi qua Eo biển Bab al-Mandab.
Eo biển Bab al-Mandab, nằm ở rìa phía nam của Biển Đỏ, là tuyến đường dành cho tàu chở dầu và tàu thương mại đi lại giữa Vịnh Arab và châu Á, cũng như các tàu đi đến châu Âu qua Kênh đào Suez. Kênh đào Suez của Ai Cập nối Biển Đỏ với Biển Địa Trung Hải là tuyến đường nhanh nhất để vận chuyển nhiên liệu, thực phẩm và hàng tiêu dùng từ châu Á và Trung Đông đến châu Âu.
Các công ty vận tải biển đều sử dụng tuyến đường này để vận chuyển tới hơn 30% hàng hóa container toàn cầu, trong đó có đồ chơi, giày thể thao, đồ nội thất và thực phẩm đông lạnh. Khoảng 12% khối lượng thương mại dầu mỏ được vận chuyển bằng đường biển và 8% lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng của thế giới đi qua Eo biển Bab al-Mandab.
Các cuộc tấn công liên tiếp của lực lượng Houthi nổi dậy ở Yemen nhằm vào các tàu hàng di chuyển trên Biển Đỏ từ tháng 11 năm ngoái đến nay đã làm trì hoãn việc giao hàng của nhiều công ty do nhiều hãng vận tải biển phải điều chỉnh tuyến đường hoạt động hoặc tạm dừng kế hoạch nối lại hoạt động vận chuyển qua tuyến đường huyết mạch dẫn đến Kênh đào Suez.
Một số hãng vận tải biển quốc tế, bao gồm Hapag Lloyd, Mediterranean Shipping Company và Maersk, đã định tuyến lại các tàu của họ qua miền nam châu Phi, một tuyến đường biển dài hơn và tốn kém hơn.
Tình hình an ninh ở Biển Đỏ đang gây rủi ro cho chuỗi cung ứng và thương mại hàng hóa toàn cầu vì tuyến hàng hải này đóng vai trò quan trọng đối với thương mại quốc tế cũng như hoạt động vận chuyển dầu khí.
Giám đốc phụ trách khu vực Trung Đông-Bắc Phi (MENA) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ông Jihad Azour cho biết, chi phí vận chuyển container đã tăng vọt và khối lượng thương mại được vận chuyển qua Kênh đào Suez của Ai Cập sụt giảm sau cuộc tấn công đầu tiên của lực lượng Houthi nhằm vào tàu thương mại trên Biển Đỏ.
Chi phí xuất khẩu đã gia tăng, nhất là trong hoạt động thương mại giữa châu Á và châu Âu. Tuy nhiên, bất chấp những thách thức nói trên, ông Azour cho biết, nền kinh tế khu vực MENA được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu phục hồi và các chính sách được đưa ra trên toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề lạm phát dường như đang mang lại kết quả và có thể có tác động tích cực đối với MENA.
Trong khi đó, cuộc xung đột ở Gaza đã tác động đến các nền kinh tế ở MENA, trong đó Palestine và các nước Arab láng giềng đang chịu ảnh hưởng nặng nề, nhất là trong lĩnh vực du lịch. Cuộc xung đột gây ra tác động nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế của Palestine.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Palestine có thể trải qua tình trạng suy giảm tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 và kéo dài sang năm 2024.
Theo ước tính của WB, kinh tế tổng thể của Palestine sẽ giảm 3,7% trong năm 2023, đồng thời dự báo tình hình kinh tế sẽ trở nên tồi tệ hơn vào năm 2024 nếu xung đột tiếp diễn.
Nghiên cứu của Liên hợp quốc mới công bố cho biết, cuộc xung đột giữa Israel và Hamas có thể khiến các nước láng giềng Arab, bao gồm Liban, Ai Cập và Jordan, thiệt hại kinh tế tới hơn 10 tỷ USD và đẩy hơn 230.000 người vào cảnh nghèo đói. Cuộc xung đột xảy ra vào thời điểm ba nước Arab này phải đối mặt với áp lực tài chính, tăng trưởng chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao, đồng thời cản trở các khoản đầu tư rất cần thiết, cũng như ảnh hưởng đến tiêu dùng và thương mại.
Trong đó, Liban là quốc gia phải chịu nhiều áp lực vì đang trải qua khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Nghiên cứu do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) thực hiện chỉ ra rằng, thiệt hại từ cuộc xung đột Israel-Hamas đối với 3 quốc gia nói trên có thể lên tới 10,3 tỷ USD hoặc tương đương 2,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thậm chí có thể tăng gấp đôi nếu chiến sự kéo dài thêm. Cuộc khủng hoảng này được nhận định là “một quả bom” trong bối cảnh tình hình khu vực Trung Đông vốn đã mong manh.
Theo nhandan.vn
Ý kiến ()