Bất cập trong tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
Những năm qua, công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo mặc dù đạt được nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập. Rất mong chính quyền và các cơ quan chức năng quan tâm hơn nữa công tác này.Bạn đọc Phùng Xuân Lan (TP Hồ Chí Minh): Tình trạng gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp diễn ra ở nhiều địa phương. Nguyên nhân là do không ít cơ quan, đơn vị ở cấp cơ sở chưa làm tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo. Không ít cán bộ làm công tác tiếp dân vi phạm quy chế tiếp dân. Nhiều cán bộ, công chức có thái độ vô cảm, cửa quyền, hách dịch khi tiếp xúc với nhân dân. Thậm chí, có trường hợp cán bộ, công chức còn quát tháo, nạt nộ, lăng mạ người dân. Ở nhiều trụ sở cơ quan công quyền, phòng tiếp dân chật chội, nhếch nhác, người dân ngồi vạ vật dưới lòng đường, trên vỉa hè. Việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều vụ việc người dân khiếu...
Bạn đọc Phùng Xuân Lan (TP Hồ Chí Minh): Tình trạng gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp diễn ra ở nhiều địa phương. Nguyên nhân là do không ít cơ quan, đơn vị ở cấp cơ sở chưa làm tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo. Không ít cán bộ làm công tác tiếp dân vi phạm quy chế tiếp dân. Nhiều cán bộ, công chức có thái độ vô cảm, cửa quyền, hách dịch khi tiếp xúc với nhân dân. Thậm chí, có trường hợp cán bộ, công chức còn quát tháo, nạt nộ, lăng mạ người dân. Ở nhiều trụ sở cơ quan công quyền, phòng tiếp dân chật chội, nhếch nhác, người dân ngồi vạ vật dưới lòng đường, trên vỉa hè. Việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều vụ việc người dân khiếu nại kéo dài, nhưng không được xử lý dứt điểm. Vì thiếu tin tưởng vào bộ máy chính quyền cơ sở mà người dân lặn lội đường sá xa xôi gửi đơn vượt cấp lên tỉnh hoặc trung ương. Sau đó, phần lớn đơn lại chuyển trở về địa phương để giải quyết. Cái vòng luẩn quẩn, đơn thư chuyển vòng vo, từ cấp dưới lên cấp trên và ngược lại, mà hiệu quả xử lý hạn chế.
Bạn đọc Đỗ Minh Trâm (Bình Định): Hiện tượng người dân khiếu kiện tập thể, đông người còn xuất hiện ở nhiều địa phương, gây mất an ninh, trật tự xã hội. Có lúc, có nơi, tình hình khiếu kiện trở nên phức tạp, nhất là trong lĩnh vực tranh chấp nhà đất, đền bù giải phóng mặt bằng, quyền lợi của người lao động hoặc đơn thư tố cáo tham nhũng, tiêu cực. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau, do vậy, để có thể xử lý triệt để các nội dung đơn thư cần sự phối hợp đồng bộ của nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau. Trên thực tế, sự phối hợp giải quyết giữa các ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị còn thiếu đồng bộ. Có trường hợp, cùng một nội dung đơn thư giống nhau, nhưng mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị lại đưa ra những quyết định xử lý khác nhau, đôi khi còn trái ngược nhau.
Bạn đọc Đỗ Văn Nhân (Kon Tum): Các văn bản về chế độ, chính sách đối với những cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo còn thiếu đồng bộ. Cụ thể, Thông tư liên bộ số 46/2012/TTLB-BTC-TTCP ngày 16-3-2012 có điều khoản quy định: Cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ chuyên trách xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì về nguyên tắc áp dụng chế độ bồi dưỡng “được tính theo ngày thực tế tham gia phối hợp trực tiếp làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo…”. Tuy nhiên, việc áp dụng nội dung này đối với các trường hợp cụ thể lại nảy sinh bất cập. Với đơn thư không thuộc thẩm quyền thì cán bộ, công chức chỉ mất năm, mười phút là xử lý xong, được tính chế độ 25 nghìn đồng/ngày công, nhưng về mặt thời gian hoàn toàn do cán bộ, công chức tự kê khai. Với đơn thư phức tạp phải thành lập cả tổ công tác, mất vài ba ngày, vài tuần, hằng tháng mới xác minh, xử lý xong thì việc xác định thời gian tham gia nhiệm vụ để tính chế độ cũng chưa được quy định rõ.
Theo Nhandan
Ý kiến ()