UBND tỉnh Đác Lắc vừa ban hành Quy chế quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý (thương hiệu) cà phê Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân Robusta sản xuất trên địa bàn tỉnh.UBND tỉnh Đác Lắc quy định, các tổ chức, cá nhân sản xuất cà phê nhân mang thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột phải nằm trong vùng địa danh đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp đăng bạ theo Quyết định số 896/QĐ-SHTT ngày 14-10-2005. Vùng địa danh gồm các huyện, thành phố: Cư M’gar, Ea H’leo, Krông Ana, Cư Kuin, Krông Bông, thị xã Buôn Hồ, Krông Năng, Krông Pắk và thành phố Buôn Ma Thuột.Về điều kiện thổ nhưỡng: Đất trồng cà phê phải là đất đỏ bazan; địa hình có độ cao so với mặt biển từ 400 - 800m; có biên độ dao động ngày đêm từ tháng 9 đến tháng 10 là 11,30C trở lên, từ tháng 11 đến tháng 12 là 13,50C trở lên; tầng dày lớp đất trên 70 cm và độ dốc ít hơn 150C; số giờ nắng trong năm trung bình là 2.400 - 2.800 giờ; nhiệt độ trung bình các tháng...
UBND tỉnh Đác Lắc vừa ban hành Quy chế quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý (thương hiệu) cà phê Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân Robusta sản xuất trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh Đác Lắc quy định, các tổ chức, cá nhân sản xuất cà phê nhân mang thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột phải nằm trong vùng địa danh đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp đăng bạ theo Quyết định số 896/QĐ-SHTT ngày 14-10-2005. Vùng địa danh gồm các huyện, thành phố: Cư M’gar, Ea H’leo, Krông Ana, Cư Kuin, Krông Bông, thị xã Buôn Hồ, Krông Năng, Krông Pắkvà thành phố Buôn Ma Thuột. |
Về điều kiện thổ nhưỡng: Đất trồng cà phê phải là đất đỏ bazan; địa hình có độ cao so với mặt biển từ 400 – 800m; có biên độ dao động ngày đêm từ tháng 9 đến tháng 10 là 11,3 0C trở lên, từ tháng 11 đến tháng 12 là 13,5 0C trở lên; tầng dày lớp đất trên 70 cm và độ dốc ít hơn 15 0C; số giờ nắng trong năm trung bình là 2.400 – 2.800 giờ; nhiệt độ trung bình các tháng trong năm là 24 – 26 0C; tổng lượng mưa trung bình từ tháng 5 đến tháng 9 lớn hơn hoặc bằng 1.000 mm; tổng lượng mưa trung bình tháng 1 nhỏ hơn hoặc bằng 15 mm.
Về kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và chế biến: Sản phẩm cà phê nhân phải được thực hiện toàn bộ các công đoạn chế biến (sơ chế, phơi, sấy, đánh bóng, phân loại, đóng gói) trong vùng địa danh; sản phẩm cà phê nhân được thực hiện một phần các công đoạn chế biến nằm trong vùng địa danh hoặc chế biến ở ngoài vùng địa danh phải truy xuất được nguồn gốc nguyên liệu từ vùng địa danh mang thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.
Đặc thù chất lượng sản phẩm mang thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột phải bảo đảm các đặc tính cơ bản sau: Màu xanh xám, xanh lục hoặc xám lục nhạt; kích thước hạt dài 10 – 11 mm, rộng 6 – 7 mm, dày 3 – 4 mm; khi rang đến độ chín thích hợp có hương thơm đặc trưng của cà phê; vị nước cà phê có vị đắng, dịu, nhẹ, không chát; hàm lượng cafein từ 2,0 – 2,2% chất khô; Phân loại chất lượng cà phê theo Tiêu chuẩn sản phẩm: TCVN 4193 – 2005.
Quy chế này sẽ được áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng, quản lý sử dụng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, trong đó tổ chức và cá nhân được cấp quyền sử dụng gồm cơ sở chế biến cà phê, các tổ chức sản xuất, nhà kinh doanh, xuất khẩu, đại lý hợp pháp có có liên quan đến dây chuyền sản xuất kinh doanh cà phê nhân mang thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.
Theo Nhandan
Ý kiến ()