LSO-Nằm trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam và bảo tàng hoà bình thế giới, với 8 chuyên đề trưng bày, đúng như tên gọi của nó, nhưng cũng chỉ là một phần rất nhỏ, những chứng cứ của tội ác chiến tranh, nhưng cũng minh chứng một chân lý: “chính nghĩa nhất định thắng”.Hình ảnh tôi được chứng kiến là không ít người rưng rưng trước những bức ảnh về chiến tranh. Rất rõ bom đạn của Mỹ phá huỷ những làng mạc nên thơ, không ít những hậu quả chiến tranh đè nặng lên con người. Nỗi đau thời hậu chiến với những em bé tật nguyền, nạn nhân chất độc da cam. Trong đổ nát của chiến tranh, người ta vẫn sống, vẫn chiến đấu để đất nước thống nhất, để làm nên một chiến thắng 30/4 lịch sử. Được thành lập từ tháng 9/1975, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh toạ lạc tại 28 Võ Văn Tần quận 3 thành phố Hồ Chí Minh. Khách du lịch thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.Chị Lê Thị Lệ Thu, hướng dẫn viên bảo tàng cho biết, mỗi năm bảo tàng thu hút trên 400.000 lượt khách...
LSO-Nằm trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam và bảo tàng hoà bình thế giới, với 8 chuyên đề tr ư ng bày, đúng như tên gọi của nó, nhưng cũng chỉ là một phần rất nhỏ, những chứng cứ của tội ác chiến tranh, nhưng cũng minh chứng một chân lý: “chính nghĩa nhất định thắng”.
Hình ảnh tôi được chứng kiến là không ít người rưng rưng trước những bức ảnh về chiến tranh. Rất rõ bom đạn của Mỹ phá huỷ những làng mạc nên thơ, không ít những hậu quả chiến tranh đè nặng lên con người. Nỗi đau thời hậu chiến với những em bé tật nguyền, nạn nhân chất độc da cam. Trong đổ nát của chiến tranh, người ta vẫn sống, vẫn chiến đấu để đất nước thống nhất, để làm nên một chiến thắng 30/4 lịch sử. Được thành lập từ tháng 9/1975, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh toạ lạc tại 28 Võ Văn Tần quận 3 thành phố Hồ Chí Minh.
|
Khách du lịch thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh. |
Chị Lê Thị Lệ Thu, hướng dẫn viên bảo tàng cho biết, mỗi năm bảo tàng thu hút trên 400.000 lượt khách tham quan. Xúc động nhất trong 10 năm làm hướng dẫn viên của chị là có một người nguyên là chiến sĩ giải phóng đã nhận ra chính đồng đội của mình trong bức ảnh những ngày tháng 4 lịch sử. Lúc ấy anh đã khóc như chưa bao giờ được khóc, làm những người có mặt trong bảo tàng cũng rưng rưng. Chúng tôi không may mắn được chứng kiến những cảnh ấy, nhưng qua 8 chuyên đề trưng bày không mấy ai cầm được nước mắt. Ngay khi bước chân vào gian trưng bày: “Sự thật lịch sử”, ngày 8/3/1965 những tên lính Mỹ đầu tiên đổ bộ lên Đà Nẵng với lá cờ sọc, phía sau là lớp lớp xe tăng, đại bác, tàu chiến, những nòng pháo như muốn chọc rách bầu trời. Điểm nhấn ấy đã tạo nên một loạt các sự kiện chết chóc. Người có lương tri rùng mình khi thấy bức ảnh một chiến sĩ giải phóng bị mổ lấy gan, một tên lính của Sư đoàn 25 Mỹ xách một cái đầu còn nhỏ máu. Tiếp đó là làng mạc bị cháy rụi, những người mẹ ôm con vượt sông tránh bom Mỹ. Không ai có thể quên được nét mặt của người mẹ Tây Ninh khóc trước xác con khi hầm bị bom Mỹ ném trúng, và còn rất nhiều điều đau thương, ảnh có, lời có, phim có và tất cả đấy là tội ác chiến tranh.
Với người làm báo, tôi khá xúc động trước hồi niệm, ảnh phóng sự của 134 phóng viên của 11 quốc gia đã hy sinh trong chiến tranh để bảo vệ hoà bình. Họ cũng như chúng tôi, là những người sẵn sàng dùng tính mạng của mình để minh chứng tội ác đang diễn ra tại Việt Nam suốt những năm tháng chống Mỹ. Họ đã dám đứng lên nói sự thật về vụ thảm sát Sơn Mỹ 16/3/1968, và sẵn sàng vượt Trường Sơn ghi lại những bức ảnh về chất độc hoá học phá huỷ trên 2 triệu ha rừng. Có lẽ, xúc động hơn cả là hình ảnh những em bé trong chiến tranh do nhà báo Goro ( Nhật Bản) ghi lại. Trong chiến tranh đã có trên 3 triệu người Việt chết, trong đó có 2 triệu thường dân, 300.000 người chưa tìm được hài cốt. Tôi còn được chứng kiến chị Chu Hương Đường, phóng viên của tờ Thiếu Niên Trung Quốc cầm khăn lau nước mắt, trước hình trẻ em trong chiến tranh, ảnh nào chị cũng khóc. Chị Đường tâm sự, đây là lần đầu tiên đến Thành phố Hồ Chí Minh để viết về Việt Nam sau 35 năm chiến tranh, chị không thể tưởng tượng nổi chiến tranh lại tàn khốc đến thế, đau thương đến thế. Trong chiến tranh Việt Nam , Mỹ đã sử dụng 14 triệu tấn bom đạn, 70 triệu lít chất độc, trong đó có 44 triệu lít chất độc da cam. Ấn tượng và rùng rợn hơn là chuyên đề về hệ thống nhà tù chế độ cũ, đây thực sự là địa ngục trần gian với đủ máy chém, chuồng cọp. Thế nhưng những người cộng sản vẫn chiến thắng, vẫn làm nên một 30/4 lịch sử.
Cuộc chiến tranh đã lùi xa 35 năm, thăm Bảo tàng chứng tích chiến tranh, người ta thấy như chiến tranh mới chỉ diễn ra hôm qua. Hình ảnh chiến tranh khốc liệt vẫn còn ám ảnh lương tri loài người tiến bộ. Nhưng nó khẳng định một chân lý: Chính nghĩa, khát vọng hoà bình của dân tộc Việt Nam đã làm nên chiến thắng.
Đông Bắc
Ý kiến ()