Bão số 7 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
Các tỉnh miền bắc tiếp tục rét đậm n Bình Định tăng cường các giải pháp hỗ trợ ngư dân đang trong vùng nguy hiểm * Vớt được ba thi thể trong vụ chìm tàu Hương Điền 09Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, sáng 19-12 sau khi đi vào khu vực quần đảo Trường Sa, bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo đến chiều ngày 20-12, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 6,5 độ vĩ bắc; 108,4 độ kinh đông, trên khu vực phía tây nam quần đảo Trường Sa, cách Côn Đảo khoảng 280 km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6. Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh ở khu vực quần đảo Trường Sa có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng lốc xoáy.Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư cho biết, lưỡi áp cao lạnh lục địa...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, sáng 19-12 sau khi đi vào khu vực quần đảo Trường Sa, bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo đến chiều ngày 20-12, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 6,5 độ vĩ bắc; 108,4 độ kinh đông, trên khu vực phía tây nam quần đảo Trường Sa, cách Côn Đảo khoảng 280 km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6. Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh ở khu vực quần đảo Trường Sa có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng lốc xoáy.
Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư cho biết, lưỡi áp cao lạnh lục địa chi phối thời tiết các tỉnh miền bắc sẽ suy yếu chậm và di chuyển dần ra phía đông. Tuy nhiên, trong những ngày tới, các tỉnh miền bắc vẫn tiếp tục rét đậm. Đáng chú ý ở khu vực vùng núi, nhiệt độ về đêm và sáng sớm vẫn ở mức dưới 10 độ C. Khu vực Hà Nội thấp nhất 15 độ. Đến khoảng giữa tuần (22-23-12), phía bắc lại có khả năng chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường khá mạnh, khiến nền nhiệt hạ sâu thêm.
Sáng 19-12, Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư đã có cuộc họp, nhận định tình hình diễn biến bão số 7 và đánh giá thiệt hại do bão gây ra. Đến nay, lực lượng Bộ đội Biên phòng và các địa phương đã thông tin về bão số 7 và hướng di chuyển của bão cho 46.218 tàu thuyền. Trong đó, tại quần đảo Trường Sa có 213 tàu với 2.318 người.
Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Ninh cho biết, trưa 19-12, các lực lượng cứu hộ, cứu nạn tỉnh Quảng Ninh và tàu của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 1 (Hải Phòng) đã tìm thấy được ba trong số chín lao động trong vụ chìm tàu chở than Hương Điền 09 trên vùng biển Quảng Ninh hồi 15 giờ ngày 18-12. Hiện, công tác tìm kiếm cứu nạn gặp nhiều khó khăn vì sóng to gió lớn.
Trước tình hình các tỉnh khu vực miền bắc tiếp tục rét đậm, rét hại kéo dài, Cục Chăn nuôi vừa có văn bản gửi các tỉnh phía bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên việc chủ động phòng, chống đói, rét cho vật nuôi. Theo đó, ngành nông nghiệp hướng dẫn bà con củng cố chuồng trại, thu gom, dự trữ, chế biến thức ăn cho trâu, bò. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương tổ chức trồng cỏ, ngô dày từ nay đến hết tháng 12 trên diện tích đất không sử dụng trồng cây vụ đông, đất hoang để cung cấp thức ăn thô xanh cho những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão (PCLB) và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh Bình Định, các tổ đoàn kết và người nhà của ngư dân, tính đến chiều 19-12 tỉnh Bình Định có 2.640 chiếc tàu đánh cá di chuyển trên ngư trường đánh bắt xa bờ. Trong đó, phía nam (từ Phú Yên đến Kiên Giang): khoảng 2.290 chiếc hầu hết đã di chuyển trú, tránh bão an toàn. Phía bắc (từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình) khoảng 350 chiếc. Trong đó có khoảng 310 chiếc đã trú tránh bão, 40 chiếc còn hoạt động trên biển đang theo dõi bão để trú, tránh. Khai thác ngư trường ngoài khơi quần đảo Trường Sa: có 108 chiếc. Trong đó có 34 chiếc đang trú ẩn tại đảo Song Tử và đảo Đá Nam, 74 chiếc đang trú ở gần vùng biển phía nam Trường Sa (gần vùng biển Ma-lai-xi-a, Bru-nây và Thái-lan). Ngày 18-12, Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Bình Định đã có Công văn gửi Bộ Ngoại giao đề nghị liên hệ với các cơ quan chức năng của ba nước trên tạo điều kiện giúp đỡ để các tàu cá của ngư dân Bình Định được vào trú tránh bão.
Hiện, ngành chức năng tỉnh Bình Định thường xuyên phát thông tin về tình hình thời tiết trên Tổng đài hệ thống thông tin giám sát tàu cá trên biển của tỉnh, kêu gọi tàu thuyền tìm nơi trú ẩn an toàn. Yêu cầu các chủ tàu có trạm bờ ở địa phương mở máy liên lạc 24/24 với các tàu còn đang hoạt động trên biển để thông báo, nắm bắt thông tin giúp các tàu chủ động phòng tránh bão và kịp thời hỗ trợ khi cần thiết; tổ chức trực ban, thường xuyên theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến của bão để đối phó và phối hợp xử lý kịp thời.
Theo Nhandan
Ý kiến ()