Bão số 2 xuất hiện trên Biển Ðông
Tăng cường kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, kiểm dịch tại các tỉnh phía bắc * Khẩn trương cứu tàu ngư dân gặp nạn trên biểnTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, hồi 16 giờ ngày 18-6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ vĩ bắc; 112,9 độ kinh đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 240 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng đông đông bắc mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km. Đến 16 giờ ngày 19/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ vĩ bắc; 115,7 độ kinh đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 270 km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng đông bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 -...
Tăng cường kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, kiểm dịch tại các tỉnh phía bắc * Khẩn trương cứu tàu ngư dân gặp nạn trên biển
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, hồi 16 giờ ngày 18-6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ vĩ bắc; 112,9 độ kinh đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 240 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng đông đông bắc mỗi giờ đi được khoảng 10 – 15 km. Đến 16 giờ ngày 19/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ vĩ bắc; 115,7 độ kinh đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 270 km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng đông bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 – 20 km. Đến 16 giờ ngày 20/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 24,0 độ vĩ bắc; 119,0 độ kinh đông, trên vùng eo biển Đài Loan – Trung Quốc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11. Dự báo trong 48 đến 72 giờ tiếp theo bão tiếp tục di chuyển theo hướng đông bắc mỗi giờ đi được khoảng 25 – 30 km. Do ảnh hưởng của bão, khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh. Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.
Sáng 18-6, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp giao ban, đánh giá công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trong tháng 5 vừa qua. Cục Thú y phối hợp với thanh tra của Bộ tổ chức nhiều đoàn kiểm tra công tác giết mổ gia súc, gia cầm và kiểm dịch tại sáu tỉnh, thành phố phía bắc gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên. Kết quả cho thấy hoạt động giết mổ gia súc ở các địa phương chủ yếu nhỏ lẻ, phân tán, giết mổ tập trung còn ít, hiệu quả không cao, chất thải không được xử lý, giết mổ không bảo đảm vệ sinh thú y… Cục Thú y cũng phối hợp các lực lượng chức năng tại cửa khẩu các tỉnh, thành phố phía bắc đã phát hiện và thu giữ gần 95 tấn nầm lợn, nầm dê thối nhập lậu qua cửa khẩu các tỉnh biên giới.
Ngày 18-6, Chi Cục trưởng Thú y tỉnh Nam Định cho biết, đến thời điểm này tỉnh đã hết dịch tai xanh trên đàn lợn ở địa bàn các xã: Yên Khánh, Yên Hồng, Yên Chính và thị trấn Lâm, huyện Ý Yên. Sau khi phát hiện ổ dịch đầu tiên, Chi cục Thú y tỉnh phối hợp các địa phương lập 12 chốt kiểm dịch tại các ổ dịch và một đội lưu động đi kiểm tra, xử lý nhằm ngăn chặn việc vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm ra vào địa bàn, cấp cho các xã, thị trấn 2.100 lít hóa chất để vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại…
Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết, đang khẩn trương hoàn thiện đề án dự báo ngư trường khai thác thủy sản để trình Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mục tiêu của đề án nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và hỗ trợ thông tin cho quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phục vụ đánh bắt hải sản, đặc biệt là những đội tàu hoạt động khai thác cá ở vùng biển xa bờ.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, từ đầu năm đến nay đã xảy ra 10 vụ sạt lở làm mất hơn 7.000 m đất bờ sông và hàng trăm ngôi nhà bị đổ xuống sông; gây thiệt hại lớn về tài sản và ảnh hưởng nặng đến đời sống của nhân dân. Để giảm thiệt hại, tỉnh đã thông báo vị trí các điểm có nguy cơ sạt lở và cắm biển cảnh báo và khuyến cáo nhân dân không neo đậu thuyền tại các tuyến sông đã được cảnh báo, di dời ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở nguy hiểm; tránh xây dựng công trình có quy mô, tải trọng lớn…
UBND thành phố Hồ Chí Minh vừa quyết định thành lập Văn phòng Biến đổi khí hậu TP Hồ Chí Minh trực thuộc Ban chỉ đạo Thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Văn phòng sẽ có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp Ban chỉ đạo trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình mục, nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách và cơ chế phối hợp để thực hiện có hiệu quả công tác ứng phó với BĐKH của thành phố…
Thí điểm xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt cho 700 hộ nghèo
Theo Quyết định 716/QĐ-TTg có hiệu lực 14-6-2012 của Chính phủ, sẽ triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung có chỗ ở an toàn khi lũ, lụt xảy ra để rút kinh nghiệm trước khi triển khai trên diện rộng. Theo đó, sẽ xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt cho 700 hộ nghèo tại 14 xã bị ảnh hưởng nặng bởi lũ, lụt thuộc bảy tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên (mỗi tỉnh hai xã, mỗi xã 50 hộ nghèo do địa phương lựa chọn). Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng được chòi phòng tránh lũ, lụt có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 đến 3,6 m tại vị trí xây dựng, diện tích xây dựng sàn vượt lũ tối thiểu 10 m2; các kết cấu chính như móng, khung, sàn tương đương kết cấu của gian nhà ở xây dựng kiên cố; giá thành xây dựng tối thiểu 30 triệu đồng/chòi phòng tránh lũ, lụt…
Khẩn trương cứu tàu, ngư dân gặp nạn trên biển
Ngày 18-6, Đại tá Trần Trung Kiên, Chính ủy Vùng 2 cảnh sát biển cho biết: Vào lúc 13 giờ ngày 17-6, Vùng 2 Cảnh sát biển nhận được tin báo tàu QNa 91549 do ông Trần Bẹn (trú ở thôn 2, xã Tam Quảng, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) làm thuyền trưởng, đang bị hỏng máy ở khu vực đảo Bông Bay (thuộc quần đảo Hoàng Sa) trên tàu có 12 thuyền viên…
Ngay sau đó, Vùng 2 Cảnh sát biển đã điều tàu cảnh sát biển 9002 cùng 27 thuyền viên lên đường ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ cứu hộ. Đến nay, tàu cứu hộ đã liên lạc được với tàu bị nạn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơn bão số 2, thời tiết trên biển rất xấu, sóng mạnh nên tàu cảnh sát biển đang gặp khó khăn trên đường ra cứu hộ, còn tàu bị nạn đang trôi tự do…
* Chiều 18-6, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II (Danang MRCC) cho biết, đã điều động tàu SAR 412 đi tìm tàu QB 92109 tại khu vực tọa độ 16041ếN – 110002ếE. Trước đó, ngày 17-6, Danang MRCC nhận tin từ chủ tàu QB 92109, đề nghị trợ giúp tìm kiếm và cứu hộ. Tàu QB 92109 có bảy thuyền viên, xuất bến tại Cảng Đà Nẵng ngày 7-6, đến ngày 16-6 tàu bắt đầu chạy vào bờ thì mất liên lạc.
Theo Nhandan
Ý kiến ()