Lốc xoáy, mưa lớn kèm theo giông bão đã gây thiệt hại về của cải, tài sản của người dân ở Long An, buộc người dân ở Tiền Giang, Bến Tre sơ tán.Theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Long An, do ảnh hưởng của cơn bão số 1, tại hai huyện Cần Đước và Cần Giuộc đã xảy ra lốc xoáy, làm sập và tốc mái 70 căn nhà. Địa phương bị thiệt hại nặng nhất là các xã Long Thượng, Phước Lý của huyện Cần Giuộc, với 50 căn nhà bị ảnh hưởng. Ngoài ra, lốc xoáy đã làm gãy đổ khoảng 7.000ha lúa, không có thiệt hại về người. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Long An đã chỉ đạo lực lượng hỗ trợ đến những nơi xảy ra thiệt hại để giúp nhân dân sửa nhà cửa, cũng như khắc phục những ảnh hưởng của lốc xoáy. Long An đã trích ngân sách hỗ trợ mỗi hộ dân bị thiệt hại 5 triệu đồng để sửa chữa lại nhà cửa, giúp dân nhanh ổn định cuộc sống, sản xuất.Chủ động đối phó với bão, sáng 1-4, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang,...
Lốc xoáy, mưa lớn kèm theo giông bão đã gây thiệt hại về của cải, tài sản của người dân ở Long An, buộc người dân ở Tiền Giang, Bến Tre sơ tán.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Long An, do ảnh hưởng của cơn bão số 1, tại hai huyện Cần Đước và Cần Giuộc đã xảy ra lốc xoáy, làm sập và tốc mái 70 căn nhà.
Địa phương bị thiệt hại nặng nhất là các xã Long Thượng, Phước Lý của huyện Cần Giuộc, với 50 căn nhà bị ảnh hưởng. Ngoài ra, lốc xoáy đã làm gãy đổ khoảng 7.000ha lúa, không có thiệt hại về người. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Long An đã chỉ đạo lực lượng hỗ trợ đến những nơi xảy ra thiệt hại để giúp nhân dân sửa nhà cửa, cũng như khắc phục những ảnh hưởng của lốc xoáy.
Long An đã trích ngân sách hỗ trợ mỗi hộ dân bị thiệt hại 5 triệu đồng để sửa chữa lại nhà cửa, giúp dân nhanh ổn định cuộc sống, sản xuất.
Chủ động đối phó với bão, sáng 1-4, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang, ông Trần Thế Ngọc và phó bí thư Nguyễn Văn Danh đã đến tận các huyện phía Đông để chỉ đạo phòng chống lụt bão và kiểm tra các phương án đối phó với cơn bão số 1.
Đến 18 giờ ngày 31-3, 2 huyện ven biển của tỉnh Tiền Giang là Gò Công Đông và Tân Phú Đông đã tổ chức cho sơ tán hơn 11.000 hộ dân đến nơi ở an toàn, tránh bão. Đây là số hộ có nhà ở ngoài đê, ven cửa sông rất nguy hiểm khi có bão đổ bộ vào.
Trong đó, ở huyện Gò Công Đông có 9.500 hộ dân, huyện cù lao Tân Phú Đông có 1.800 hộ dân đã di tán nhằm tránh thiệt hại về người do bão gây ra. Riêng huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang tạm thời chưa di tản dân qua đất liền mà chủ yếu di trú tại những địa bàn huyện và sẵn sang sơ tán nếu có lệnh.
Tại Bến Tre, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện Bình Đại cũng đã sơ tán 1.500 người từ các xã cù lao và một số địa bàn xung yếu tại đến nơi an toàn tránh bão. Theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện này, Bình Đại có hơn 250 tàu đánh bắt chưa vào đất liền nhưng vẫn liên lạc được. Các tàu khác hiện đang nằm bờ và không được ra khơi nếu bão chưa đi qua. Riêng huyện Ba Tri có hơn 200 hộ tại các xã Bảo Thuận, An Thủy được đưa đến nơi trú ẩn an toàn.
Thông tin về cơn bão số 1 ảnh hưởng đến địa bàn Nam Trung bộ dồn dập đổ về, đến sáng 1-4 theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, bão sẽ suy yếu dần trở thành áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho hay vẫn không chủ quan, nhằm đối phó với những tình huống bất thường có thể xảy ra.
Ông Lê Tấn Quốc, Giám đốc Sở Nông nghiệp, Phó ban Phòng chống lụt bão tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, ngay từ chiều 30-3 sau khi nhận thông tin dự báo bão tỉnh đã có các biện pháp đưa các tàu thuyền vào nơi an toàn.
Theo Nld
Ý kiến ()