LSO-Những năm gần đây, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc đã và đang phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên. Xác định kinh tế đồi rừng chiếm vị trí quan trọng, vì vậy cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong xã đã có những bước đi phù hợp, công tác trồng, phát triển rừng đã có những chuyển biến tích cực, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân, đồng thời phủ xanh đất trống đồi trọc nơi địa đầu Tổ quốc. Rừng thông dự án ở xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình Ảnh: Thế BảoChúng tôi đến xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc vào đúng dịp bà con nhân dân trong xã đang bước vào đợt khai thác cây sa mộc. Hiện nay, cây có đường kính khoảng 7cm có giá là 13.000 đồng/cây, 1ha sẽ thu nhập 80 - 100 triệu đồng. Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của mỗi người dân vì rừng đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Ông Nông Văn Nhiên ở thôn Kéo...
LSO-Những năm gần đây, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc đã và đang phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên.
Xác định kinh tế đồi rừng chiếm vị trí quan trọng, vì vậy cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong xã đã có những bước đi phù hợp, công tác trồng, phát triển rừng đã có những chuyển biến tích cực, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân, đồng thời phủ xanh đất trống đồi trọc nơi địa đầu Tổ quốc.
|
Rừng thông dự án ở xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình Ảnh: Thế Bảo |
Chúng tôi đến xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc vào đúng dịp bà con nhân dân trong xã đang bước vào đợt khai thác cây sa mộc. Hiện nay, cây có đường kính khoảng 7cm có giá là 13.000 đồng/cây, 1ha sẽ thu nhập 80 – 100 triệu đồng. Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của mỗi người dân vì rừng đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Ông Nông Văn Nhiên ở thôn Kéo Có phấn khởi cho biết, thu nhập từ trồng rừng đã giúp kinh tế gia đình ông được ổn định, mua sắm được các vật dụng cho sinh hoạt và sản xuất. Hiện gia đình ông thu nhập từ cây sa mộc được hơn 40 triệu đồng, từ 3 năm đến 5 năm nữa, rừng trồng cây bạch đàn của gia đình ông sẽ cho khai thác, kinh tế gia đình ngày càng khá hơn. Từ hiệu quả của trồng rừng nên nhiều bà con nông dân trên địa bàn xã đã có chuyển biến tích cực trong công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Với tổng số 1.200 ha đất lâm nghiệp của xã trong đó rừng tự nhiên chiếm 400 ha, còn lại khoảng 800 ha là rừng sản xuất. Trước những năm 2005, do chưa ý thức được hiệu quả, nên công tác phát triển rừng của xã còn nhiều hạn chế, tỷ lệ đất trống đồi núi trọc chiếm đến 2/3 diện tích đất rừng sản xuất, tình trạng cháy rừng vẫn xảy ra. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tỷ lệ che phủ rừng của toàn xã trên 68%. Trong khoảng 5 năm (2005-2009), toàn xã đã trồng mới được gần 800ha rừng mới các loại. Không chỉ chú trọng đến công tác trồng rừng mới, việc chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng cũng được người dân chú trọng hơn, tỷ lệ cây sống sót sau trồng đạt gần 70%. Hiện nay, 100% số hộ dân trong xã đã nhận khoán rừng; công tác phòng chống cháy rừng được người dân chấp hành nghiêm túc. Không chỉ tham gia trồng rừng theo các chương trình dự án của Chính phủ, hiện nay gần 50% số hộ dân trên địa bàn xã đã chủ động mua thêm các loại cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao vào trồng như: bạch đàn đỏ, sa mộc, keo, thông…. Hiện nay, đối với nhiều hộ dân trong xã, thu nhập từ rừng đã giúp họ thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 27% năm 2005 xuống còn 5% năm 2010 (theo tiêu chí cũ). Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, trồng rừng còn góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước phục vụ đời sống xã hội. Những năm gần đây, trước sự biến đổi bất thường của khí hậu nhưng do bảo vệ được rừng đầu nguồn nên trên địa bàn xã không bị ảnh hưởng bởi hạn hán hay lũ quét. Có được kết quả đó, là nhờ sự tích cực của cấp uỷ chính quyền, các Hội đoàn thể của xã trong công tác tuyên truyền, vận động thay đổi nhận thức, hành vi của người dân về bảo vệ và phát triển rừng. Ông Đoàn Quang Bẩy – Bí thư Đảng uỷ xã cho biết, những năm gần đây phong trào trồng rừng của xã phát triển tương đối tốt. Nhiều diện tích đã cho thu hoạch, thu nhập đáng kể, có những gia đình thu nhập từ rừng lên tới 200 triệu đồng. Ngoài trồng rừng, lãnh đạo xã còn quan tâm chỉ đạo bà con trồng thêm các loại cây ăn quả như mận… cũng cho thu nhập đáng kể.
Trong nhiệm kỳ tới (2010-2015), xã Bảo Lâm đặt chỉ tiêu phát triển kinh tế đồi rừng, trong đó chú trọng khoanh nuôi, bảo vệ 900ha rừng hiện có, phấn đấu trồng mới 300ha rừng, 100ha cây ăn quả.
Đỗ Hoạt
Ý kiến ()