Bão Kai-tak đi vào Biển Ðông
Các địa phương phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôiTheo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, hồi 22 giờ ngày 15-8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ vĩ bắc; 119,2 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 800 km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km/giờ), giật cấp 11, cấp 12.Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 22 giờ ngày 16-8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,3 độ vĩ bắc; 115,0 độ kinh đông, cách Hồng Công (Trung Quốc) khoảng 130 km về phía nam đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km/giờ), giật cấp 12, cấp 13.Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20 km. Đến 22 giờ ngày...
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, hồi 22 giờ ngày 15-8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ vĩ bắc; 119,2 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 800 km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km/giờ), giật cấp 11, cấp 12.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 22 giờ ngày 16-8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,3 độ vĩ bắc; 115,0 độ kinh đông, cách Hồng Công (Trung Quốc) khoảng 130 km về phía nam đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km/giờ), giật cấp 12, cấp 13.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 – 20 km. Đến 22 giờ ngày 17-8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,4 độ vĩ bắc; 110,7 độ kinh đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 310 km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km/giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển phía đông bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Biển động dữ dội. Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động.
* Để chủ động đối phó với diễn biến của bão, ngày 15-8, Ban chỉ đạo PCLB T.Ư – Ủy ban TKCN có Công điện số 32 gửi Ban Chỉ huy PCLB-TKCN các tỉnh thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi; các tỉnh miền núi phía bắc: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu và Điện Biên; các bộ: Quốc phòng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Yêu cầu triển khai thực hiện một số nội dung sau:
Theo dõi kiểm đếm, tìm mọi biện pháp thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động thoát ra khỏi hoặc đi vào khu vực ảnh hưởng của bão và vùng biển động. Thường xuyên theo dõi diễn biến của bão, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, giữ thông tin liên lạc với các chủ phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Duy trì lực lượng phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu. Các tỉnh miền núi phía bắc chuẩn bị các biện pháp đề phòng mưa lớn do bão gây ra. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư.
Từ ngày 11 đến 15-8, do khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng của vùng xoáy thấp mạnh, nên một số tỉnh miền núi phía bắc liên tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa cao nhất tại Tạ Bú (Sơn La) là 120 mm, Cẩm Ân (Yên Bái) là 117 mm… gây ra lũ lớn ở nhiều sông suối, sạt lở đất đá ở một số vùng làm hai người chết (ở huyện Bắc Yên, Sơn La và huyện Xín Mần, Hà Giang) và thiệt hại đáng kể về tài sản ở những khu vực này. Các địa phương trên đã khẩn trương chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ, hỗ trợ gia đình bị nạn.
Triển khai Quyết định 716/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Quảng Ngãi sẽ xây dựng thí điểm 100 chòi tránh lũ lụt cho hộ nghèo tại xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành và xã Bình Minh, huyện Bình Sơn. Thời gian thực hiện từ tháng 10-2012 đến tháng 3-2013. Tại mỗi xã, tỉnh sẽ chọn 50 hộ nghèo để triển khai xây dựng thí điểm chòi phòng tránh lũ lụt.
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa quyết định công bố tình trạng khẩn cấp sự cố sạt lở đất bờ sông Tiền, khu vực hai xã: Tân Bình, Tân Quới (huyện Thanh Bình) có chiều dài 4.327 m; khu vực vàm Cái Đôi thuộc xã An Hiệp, huyện Châu Thành và phường 4, thị xã Sa Đéc có chiều dài 400 m. Theo đó, yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tiến hành ngay việc định vị và cắm mốc biển báo khu vực đang xảy ra sạt lở; các địa phương thuộc khu vực sạt lở tổ chức di dời ngay các hộ dân; các thiết bị, hàng hóa có trọng tải lớn và tiếp tục có kế hoạch di dời các hộ còn lại nằm trong vùng được cảnh báo sạt lở đến nơi ở mới an toàn và có kế hoạch bố trí ở ổn định, lâu dài.
Ban chỉ huy PCLB tỉnh Bạc Liêu cho biết: Tính đến nay, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đã hỗ trợ tổng số tiền, quà trị giá hơn hai tỷ đồng giúp nhân dân trên địa bàn tỉnh khắc phục hậu quả do lốc xoáy gây ra trong những ngày đầu tháng 8. Theo thống kê, đợt lốc xoáy xảy ra những ngày đầu tháng 8 trên địa bàn tỉnh đã làm một người chết, 20 người bị thương, 684 căn nhà của người dân thuộc khu vực 15 xã, ở các huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Phước Long và Hồng Dân bị sập và tốc mái… ước tổng thiệt hại khoảng 30 tỷ đồng.
Theo Cục Thú y, tại huyện Ý Yên (Nam Định) dịch cúm gia cầm đã phát ra ở 15 hộ chăn nuôi thuộc chín thôn của sáu xã: Yên Nghĩa, Yên Phú, Yên Phương, Yên Trị, Yên Tân, Yên Chính. Tổng số gia cầm phải tiêu hủy là 7.702 con. Chi cục Thú y tỉnh đã cùng với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp quyết liệt bao vây dập tắt các ổ dịch.
Ngày 14-8, UBND tỉnh Hải Dương đã công bố hết dịch cúm gia cầm trên địa bàn xã Vĩnh Lập. Dịch cúm gia cầm bùng phát trên địa bàn xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà xảy ra từ ngày 16-7 liên quan đến tám đàn gia cầm của tám hộ với tổng số 5.480 con. Ngay khi dịch xuất hiện, ngành thú y tỉnh đã tổ chức bao vây, dập dịch, không để phát sinh ổ dịch mới.
Hơn 20 ha rừng thông tại các xã: Đác Sao, Đác Na, huyện Tu Mơ Rông và một số xã của huyện Đác Tô, Đác Hà (Kon Tum) đang bị ấu trùng của một loài ong lạ tấn công. Cây thông bị ong ăn lá với mật độ từ 20 đến 70%, trơ trụi lá, mất khả năng quang hợp làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Trước mắt, để bảo vệ rừng thông, các xã hướng dẫn người dân tỉa thưa, phát dọn thảm thực bì, thu gom đem tiêu hủy làm thông thoáng cây nhằm giảm mật độ gây hại.
Nghệ An cứu 14 ngư dân bị nạn trên biển
Sau nhiều nỗ lực trên biển, chiều 14-8, lực lượng cứu nạn, cứu hộ thuộc Hải đội 2 Biên phòng Nghệ An đưa được tàu NA95789 cùng 14 ngư dân bị nạn trên biển cập cầu cảng đất liền an toàn. Trước đó, vào chiều tối 13-8, trong khi tàu đánh cá NA95789 (do ông Tô Duy Châu, trú tại xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An là chủ tàu, trên tàu có 14 ngư dân) đang đánh bắt thủy sản cách bờ biển huyện Quỳnh Lưu 65 hải lý thì bị nạn, hỏng máy, nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của các ngư dân.
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()