LSO-Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, những năm gần đây, một số diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được chuyển sang phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị. Nhờ vậy, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ngày một tăng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn những diễn biến khó lường, bên cạnh đó là xu hướng gia tăng dân số và thực trạng thu hẹp quỹ đất nông nghiệp, thì vấn đề bảo đảm an ninh lương thực là rất quan trọng.Nông dân xã Tú Xuyên, huyện Văn Quan làm đất sản xuấtCác loại cây trồng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn khá đa dạng, trong đó, cây lúa, ngô, rau, đậu tương, lạc chiếm diện tích và sản lượng lớn trong các loại cây trồng hàng năm. Theo số liệu thống kê, trong những năm qua, diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng nói chung, cây lương thực nói riêng ổn định và có tăng trưởng. Năm 2006, tổng diện tích gieo...
LSO-Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, những năm gần đây, một số diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được chuyển sang phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị. Nhờ vậy, tốc độ phát triển kinh tế – xã hội ngày một tăng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn những diễn biến khó lường, bên cạnh đó là xu hướng gia tăng dân số và thực trạng thu hẹp quỹ đất nông nghiệp, thì vấn đề bảo đảm an ninh lương thực là rất quan trọng.
|
Nông dân xã Tú Xuyên, huyện Văn Quan làm đất sản xuất |
Các loại cây trồng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn khá đa dạng, trong đó, cây lúa, ngô, rau, đậu tương, lạc chiếm diện tích và sản lượng lớn trong các loại cây trồng hàng năm. Theo số liệu thống kê, trong những năm qua, diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng nói chung, cây lương thực nói riêng ổn định và có tăng trưởng. Năm 2006, tổng diện tích gieo trồng cây có hạt của tỉnh đạt 66.322 ha, tổng sản lượng lương thực là 258.469 tấn; năm 2010 tổng diện tích gieo trồng cây có hạt là 69.488 ha, tổng sản lượng lương thực là 291.827 tấn. Mức lương thực bình quân/người/năm dao động trên dưới 390 kg (Theo nhận thức chung, mức bình quân để đảm bảo an ninh lương thực tối thiểu là 350 kg/người/năm). Như vậy, những năm qua, Lạng Sơn cơ bản đảm bảo được an ninh lương thực trên địa bàn. Toàn tỉnh hiện có trên 46 vạn lao động, chiếm 63% tổng số nhân khẩu. Tuy vậy, số lao động dư thừa, đặc biệt là lao động nông nhàn còn phổ biến, mức thu nhập hàng năm thấp, tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao (năm 2010 là 13,81%). Các vùng sâu, vùng xa điều kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn, thiếu đất canh tác, tưới tiêu không đảm bảo, thiếu vật tư phục vụ sản xuất và kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Nguy cơ mất an ninh lương thực đối với nhóm dân cư sống ở khu vực này là rất lớn. Trên thực tế, việc thực hiện bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn Lạng Sơn cũng gặp những khó khăn nhất định. Bên cạnh khó khăn chủ quan (lực lượng lao động nông nghiệp nhiều về số lượng nhưng chất lượng không cao), những khó khăn khách quan khá nhiều. Đó là khó khăn do địa hình dốc, lại bị chia cắt nhiều nên đất màu dễ bị rửa trôi; khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, mùa đông đến sớm và kéo dài khiến cho việc bố trí tăng vụ gặp khó khăn; hệ thống thủy lợi chưa đủ năng lực chủ động tưới tiêu; mạng lưới giao thông chưa đảm bảo phục vụ cho nhu cầu lưu thông hàng hóa giữa các vùng… Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an ninh lương thực địa phương, các cấp, ngành chức năng của tỉnh chủ trương trong giai đoạn tới, phải đảm bảo đủ nguồn cung cấp lương thực với sản lượng tăng cao hơn tốc độ tăng dân số, chấm dứt tình trạng thiếu lương thực, bảo đảm cho nông dân sản xuất lúa có lãi bình quân trên 30% so với giá thành sản xuất (theo tinh thần Nghị quyết số 63/NQ – CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia). Cụ thể, bảo vệ quỹ đất trồng lúa ổn định đến năm 2020 là 34.000 ha, sản lượng lương thực 285.000 tấn (năm 2015) và 300.000 tấn (năm 2020); tập trung sản xuất các mặt hàng nông sản có lợi thế, chất lượng cao phù hợp với điều kiện của từng địa phương; tăng hệ số sử dụng đất lên 1,8 – 1,9 lần vào năm 2015 và 2,2 – 2,5 lần năm 2020…
|
Nông dân TP Lạng Sơn chăm sóc ngô vụ xuân |
Để tiếp tục phát triển bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, nhưng vẫn bảo đảm an ninh lương thực, góp phần giữ vững ổn định an ninh, chính trị, xã hội, nhất là khu vực nông thôn, Sở Nông nghiệp &PTNT đã có những đề xuất về giải pháp. Theo đó, sẽ tập trung thực hiện một số nhóm giải pháp chủ yếu như : rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở dành đủ quỹ đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp; ứng dụng công nghệ cao, có cơ chế, chính sách khuyến khích nông dân, các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh ứng dụng, đưa tiến bộ kỹ thuật mới nhằm tạo sự phát triển đột phá trong sản xuất nông nghiệp; tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp…
Hoàng Thái
Ý kiến ()