Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở Ninh Bình
Tỉnh Ninh Bình sau 18 năm tái lập 4-1992, kinh tế, văn hóa - xã hội có những bước chuyển biến tích cực, tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 16,1%, tình hình an ninh chính trị được bảo đảm, trật tự an toàn xã hội ổn định. Tuy vậy, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, ở một số nơi nông dân thiếu tư liệu sản xuất, thiếu việc làm, sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng... đã tác động không nhỏ đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương.Hoạt động của các loại tội phạm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm, sử dụng bạo lực, vũ khí nóng gây án trên các tuyến giao thông và địa bàn huyện vẫn xảy ra nghiêm trọng - Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình, đại tá Phạm Đức Hòa cho biết. Tội phạm mới xuyên quốc gia trong các lĩnh vực: mua bán phụ nữ trẻ em, tội phạm hình sự lứa tuổi vị thành...
Hoạt động của các loại tội phạm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm, sử dụng bạo lực, vũ khí nóng gây án trên các tuyến giao thông và địa bàn huyện vẫn xảy ra nghiêm trọng – Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình, đại tá Phạm Đức Hòa cho biết. Tội phạm mới xuyên quốc gia trong các lĩnh vực: mua bán phụ nữ trẻ em, tội phạm hình sự lứa tuổi vị thành niên, tội phạm ma túy, tội phạm tham nhũng vẫn nhức nhối trong xã hội. Một số bức xúc trong cộng đồng dân cư dẫn tới mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tuy đã tập trung giải quyết nhưng vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là tranh chấp đất đai, ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Các loại tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc… chưa giảm, hoạt động dưới nhiều hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Công an tỉnh phối hợp với MTTQ xây dựng kế hoạch cùng các tổ chức đoàn thể tổ chức thực hiện Đề án 'Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư' bằng nội dung cụ thể. Đó là, thường xuyên mở các đợt cao điểm vận động toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm (PCTP) trên địa bàn tỉnh, đồng thời cùng với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện chương trình Liên ngành 1413 về phòng, chống ma túy (PCMT) trong học sinh, sinh viên. Ngoài ra, lực lượng công an cơ sở còn tổ chức tuyên truyền trực tiếp thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở thôn xóm, khối phố, khu dân cư, tổ chức các hội trại về phòng, chống tội phạm, thi tuyên truyền viên về PCTP – PCMT, vẽ tranh cổ động, ký cam kết xây dựng các trường học, chi đoàn không có ma túy. Phát huy vai trò của Hội Phụ nữ trong việc quản lý giáo dục, không để con em và người thân vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội. Lực lượng công an từ tỉnh đến cơ sở lựa chọn các huyện, thành phố, thị xã, cơ quan, đơn vị xây dựng mô hình điểm về phòng, chống tội phạm để tổ chức 'Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm', 'Câu lạc bộ tuổi trẻ với pháp luật', 'Tổ an ninh nhân dân', 'Tổ dân phòng', 'Đội xung kích an ninh'.
Có thể nói, chương trình phòng, chống tội phạm ở Ninh Bình được các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể tham gia hưởng ứng. Thành ủy Ninh Bình ra nghị quyết giao nhiệm vụ cấp ủy, UBND các xã, phường xây dựng mô hình 'Tự quản về ANTT' ở khu dân cư. Mô hình tổ chức theo đường phố, tổ dân phố, các hộ liền nhà, liền ngõ thuận tiện sinh hoạt, tự quản lẫn nhau, với ba nội dung tự quản: Tự quản về nhân hộ khẩu, Tự quản về tài sản, Tự quản về an ninh trật tự. Từ mô hình này, thành phố Ninh Bình nhân rộng ra 1.052 tổ tự quản trong các khu dân cư, 28 tuyến đường tự quản về ANTT, 14 tổ hành nghề ta-xi, xe mô-tô chở khách trên địa bàn toàn thành phố. Huyện Yên Mô có cách làm mới, đó là xây dựng mô hình 'Dòng họ tự quản về ANTT' và lực lượng công an, chính quyền cấp xã, thị trấn tổ chức nhân rộng 1.240 dòng họ trong toàn huyện. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh xây dựng tám mô hình 'Chi hội phụ nữ không có người thân mắc tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật', 'Câu lạc bộ Phòng, chống tội phạm, phòng, chống AIDS'.
Thực hiện hai Đề án 'Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư và… Tuyên truyền giáo dục pháp luật và trách nhiệm công dân về bảo vệ ANTT, từ năm 1998 đến nay, lực lượng CSND tỉnh đã tiến hành công tác điều tra cơ bản, đã xác lập 51 lượt tụ điểm phức tạp về hình sự và tệ nạn xã hội, 148 ổ nhóm tội phạm hình sự, 68 tụ điểm phức tạp về ma túy; gọi hỏi, răn đe giáo dục 1.654 đối tượng hình sự, kinh tế, ma túy; lập 2.261 hồ sơ đưa đối tượng vào diện quản lý giáo dục tại xã, phường, thị trấn, 1.043 lượt hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở giáo dục, 869 lượt hồ sơ đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng. Lực lượng công an tỉnh mỗi năm mở hai đợt tổng rà soát, phân loại đối tượng ma túy, trên cơ sở đó mở hàng chục đợt cao điểm tiến công trấn áp tội phạm ma túy.
Sau gần 12 năm thực hiện NQ09/CP và Chương trình quốc gia PCTP ở Ninh Bình được các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng MTTQ và đoàn thể quần chúng, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tỉnh. Tình hình phạm pháp hình sự giảm trung bình 27,7%; án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng giảm 28,64% so với trước khi thực hiện chương trình quốc gia PCTP.
Theo Nhandan
Ý kiến ()