Bão Banyan tiến vào Biển Ðông
Bộ đội Trung đoàn 9, Sư đoàn 8, Quân khu 9 và nhân dân địa phương gia cố đê bao kênh Lâm Vồ, bảo vệ lúa thu đông, rau màu các loại tại xã Phú Đức, Tam Nông (Đồng Tháp). * Tin cuối cùng về áp thấp nhiệt đới * Hơn 800 nhà ở Quảng Bình ngập trong lũ * Tiếp tục hỗ trợ nhân dân vùng lũ Ngày 12-10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão T.Ư phối hợp các tổ chức Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ hưởng hứng Ngày Quốc tế phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai (13-10) với chủ đề "Đẩy mạnh nỗ lực giảm nhẹ nguy cơ thiên tai - đồng hành cùng trẻ em và thanh thiếu niên trong giảm nhẹ nguy cơ thiên tai".Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão T.Ư, ở Việt Nam, trong giai đoạn 1990 - 2009, trung bình mỗi năm có 457 người chết vì thiên tai. Thiệt hại kinh tế hằng năm ước tính tương đương 1,3%...
|
* Tin cuối cùng về áp thấp nhiệt đới
* Hơn 800 nhà ở Quảng Bình ngập trong lũ
* Tiếp tục hỗ trợ nhân dân vùng lũ
Ngày 12-10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo phòng, ch ốnglụt bão T.Ư phối hợp các tổ chức Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ hưởng hứng Ngày Quốc tế phòng, ch ống vàgiảm nhẹ thiên tai (13-10) với chủ đề “Đẩy mạnh nỗ lực giảm nhẹ nguy cơ thiên tai – đồng hành cùng trẻ em vàthanh thiếu niên trong giảm nhẹ nguy cơ thiên tai”.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, ch ốnglụt bão T.Ư, ở Việt Nam, trong giai đoạn 1990 – 2009, trung bình mỗi năm có 457 người chết vì thiên tai. Thiệt hại kinh tế hằng năm ước tính tương đương 1,3% GDP. Dịp này, ban tổ chức cũng ký cam kết thực hiện Hiến chương toàn cầu giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
* Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã suy yếu thành vùng áp thấp, tuy nhiên vẫn gây gió mạnh trên biển vàmưa lớn ở các tỉnh Bắc vàTrung Trung Bộ. Tuy nhiên trên khu vực miền trung quần đảo Phi-li-pin có một cơn bão đang hoạt động, tên quốc tế là Banyan. Bão di chuyển theo hướng giữa tây bắc vàtây tây bắc, dự báo trong khoảng 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng giữa tây bắc vàtây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Đến 13 giờ ngày 13-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,7 độ vĩ bắc; 119,3 độ kinh đông, trên vùng biển phía đông Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần trung tâm bão vẫn duy trì cấp 8, giật cấp 9-10. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa tây bắc vàtây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ sáng nay, vùng biển phía đông khu vực bắc vàgiữa Biển Đông có gió xoáy mạnh dần lên cấp 6-7. Vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9-10. Biển động rất mạnh.
* Đêm vàngày 12-10, nhiều nơi ở tỉnh Quảng Bình đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Đặc biệt tại thượng nguồn sông Kiến Giang, lượng mưa lên tới 160,0 mm, mực nước sông Kiến Giang tại Lệ Thủy vượt mức báo động 3: 0,27 m, gây ngập sâu trên diện rộng.
Do lũ về đột ngột nên đầu giờ sáng, các trường trong huyện vẫn học bình thường nhưng đến 9 giờ, phải khẩn trương đóng cửa, cho học sinh nghỉ học… chạy lũ. Các trường mầm non phải dùng loa thông báo cho bố mẹ đến đón con em về. Chỉ trong chừng hai giờ, nước lũ tràn vào làng xóm, nhấn chìm nhiều ngôi nhà ở các vùng thấp.
Tin từ Ban chỉ huy phòng, ch ốnglụt bão vàtìm kiếm cứu nạn huyện Lệ Thủy cho biết, mưa lũ đã làm một người chết.
Đến 17 giờ chiều cùng ngày, hơn 800 ngôi nhà bị ngập, trong đó nhiều nhà nước ngập sâu gần một mét. Các tuyến đường nối trung tâm huyện Lệ Thủy với TP Đồng Hới vàđường Hồ Chí Minh (nhánh đông) bị ngập, giao thông ách tắc.
Ban chỉ huy phòng, ch ốnglụt bão vàtìm kiếm cứu nạn huyện Lệ Thủy chỉ đạo lực lượng vũ trang vàchính quyền các địa phương bám sát các vùng xung yếu để hỗ trợ di dời người dân ra khỏi các ngôi nhà bị ngập sâu; không được sử dụng thuyền bè để vớt củi để bảo đảm an toàn tính mạng trong mưa lũ.
Chiều 12-10, Ban chỉ đạo PCLB T.Ư, Ủy ban quốc gia TKCN đã có Công điện số 39/CĐ-T.Ư đề nghị Ban Chỉ huy PCLB vàTKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Nghệ An đến Phú Yên vàcác bộ, ngành liên quan chủ động triển khai đối phó mưa bão. Theo đó, các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc Công điện số 38/CĐ-T.Ư ngày 11-10; chú trọng kiểm đếm, thông báo hướng dẫn các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm.
Hiện, lũ đầu nguồn sông Cửu Long, vùng nội đồng Đồng Tháp Mười (ĐTM) vàTứ giác Long Xuyên (TGLX) ít biến đổi vàtrên BĐ3 từ 0,1 đến 0,3m. Đến ngày 16-10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 4,75 m (trên BĐ3: 0,25 m), tại Châu Đốc ở mức 4,20 m (trên BĐ3: 0,20 m). Đến cuối tháng 10, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, vùng nội đồng ĐTM và TGLX còn tiếp tục duy trì trên BĐ3 từ 0,1 đến 0,2 m. Cần chủ động phòng ch ốnglũ lớn, ngập lụt sâu còn tiếp diễn ở vùng đầu nguồn sông Cửu Long vàĐTM, TGLX.
Tính đến ngày 11-10, các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã có 34 người chết do lũ, trong đó, Đồng Tháp có số người chết cao nhất (13 người), Cần Thơ sáu người, các tỉnh An Giang, Long An, Kiên Giang mỗi địa phương có năm người. Hơn 60.400 căn nhà bị ngập nước. Trong khi đó, lũ tại khu vực miền trung, Tây Nguyên làm chết hai người, khiến 52 nhà bị sập, trôi. Tổng diện tích lúa bị ngập, hư hại là 3.932 ha.
Văn phòng Ban Chỉ huy PCLB vàTKCN tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tỉnh đã thành lập 34 đội xung kích cứu hộ, cứu nạn thôn, xã vùng trọng điểm thường xuyên xảy ra lũ lụt tại sáu huyện đồng bằng trong tỉnh gồm: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức vàĐức Phổ.
Tại Đác Lắc, mưa lớn kéo dài trong hơn tuần qua đã gây ngập lụt cục bộ tại một số huyện. Ở huyện Krông Năng, mưa lớn làm hư hại hơn 200 ha lúa, ngô vàhoa màu. Tại huyện Lắc, lũ lụt làm hư hỏng gần 400 ha lúa vàngô. Các huyện khác như Ea H’leo vàEa Súp, ngập úng cục bộ cũng đã làm thiệt hại nhiều diện tích cây trồng. Các công trình hồ thủy lợi đều phải xả lũ hết công suất bảo đảm an toàn.
Tại tỉnh Đồng Tháp, đến ngày 11-10, đã có gần 15 nghìn căn nhà bị ngập nước, 56 nhà bị sập đổ cuốn trôi; đã di dời 1.831 hộ và5.438 hộ kê kích nhà; 2.023 ha lúa thu đông mất trắng do bể bờ bao; 938 ha hoa màu bị ngập thiệt hại; 4.291 ha cây ăn trái bị ngập (1.154 ha thiệt hại 100%); 593 ha thủy sản bị thiệt hại, hư hại đường giao thông, thủy lợi, sạt lở bờ sông… Tổng trị giá thiệt hại do lũ hơn 764 tỷ đồng.
Từ ngày 10 đến 11-10, đại diện Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam (Save the Children) đã đi thăm vàtặng gần 4.000 suất quà vàtiền mặt, tổng trị giá hơn 1,8 tỷ đồng cho bà con vùng lũ tỉnh Đồng Tháp. Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã thông báo hỗ trợ một tỷ đồng, thành phố Hà Nội hỗ trợ hai tỷ đồng vàThành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ TP Hồ Chí Minh hỗ trợ 1,235 tỷ đồng cho nhân dân vùng lũ tỉnh An Giang.
Tỉnh An Giang đã xuất tám tỷ đồng từ nguồn vốn của T.Ư để hỗ trợ 15 nghìn người, mỗi người 15 kg gạo trong thời gian tối đa là ba tháng vàthực hiện một số chính sách an sinh xã hội. Tỉnh cũng vận động được 218,4 triệu đồng tiền mặt vàhiện vật.
Tại Cần Thơ, ngày 11-10, triều cường sông Hậu dâng cao làm ngập sâu một số tuyến đường chính trên nội ô TP Cần Thơ. Theo dự báo, do kết hợp giữa lũ thượng nguồn vàtriều cường đổ về nên trong các ngày 13, 14, 15-10, mực nước trên sông Hậu tại Cần Thơ đạt xấp xỉ vàvượt mức báo động 3. Đến nay, TP Cần Thơ đã có sáu người chết do lũ.
* Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân bị thiệt hại do ảnh hưởng các cơn bão số 4 vàsố 5, từ ngày 10 đến 12-10, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thừa Thiên – Huế đã trao 1.000 suất quà với tổng số tiền 400 triệu đồng hỗ trợ bà con tại chín xã bị thiệt hại nhiều về lúa vàsắn tại hai huyện Phú Vang vàPhong Điền (Thừa Thiên – Huế). Mỗi suất trị giá 400 nghìn đồng. Đoàn còn tặng quà cho ba gia đình có người bị thiệt hại trong cơn bão số 4, mỗi gia đình ba triệu đồng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()