Bão Banyan hướng về đông Biển Ðông
Nông dân tỉnh Kiên Giang gặt lúa chạy lũ. Ảnh: BẢO TRỊ * Miền bắc đón không khí lạnh * Bộ Y tế triển khai công tác phòng, chống bão lụt * Lũ sông Cửu Long tiếp tục lên Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, ngày 13-10 sau khi vượt qua quần đảo của Phi-li-pin, bão Banyan đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Nhưng khi vào đến Biển Đông, áp thấp nhiệt đới lại có khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng tây bắc. Đến 13 giờ ngày 14-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,2 độ vĩ bắc; 116,8 độ kinh đông, trên vùng biển phía đông Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 530 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10.Ngoài ra, bộ phận không khí lạnh vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía nam. Hôm nay (14-10) sẽ ảnh hưởng tới các tỉnh miền bắc nước ta. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và rải rác...
![]() |
* Miền bắc đón không khí lạnh
* Bộ Y tế triển khai công tác phòng, chống bão lụt
* Lũ sông Cửu Long tiếp tục lên
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, ngày 13-10 sau khi vượt qua quần đảo của Phi-li-pin, bão Banyan đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Nhưng khi vào đếnBiển Đông, áp thấp nhiệt đới lại có khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng tây bắc. Đến 13 giờ ngày 14-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,2 độ vĩ bắc; 116,8 độ kinh đông, trên vùng biển phía đông Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 530 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10.
Ngoài ra, bộ phận không khí lạnh vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía nam. Hôm nay (14-10) sẽ ảnh hưởng tới các tỉnh miền bắc nước ta. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và rải rác có dông. Gió đông bắc trên Vịnh Bắc Bộ sẽ mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7.
Bộ Y tế vừa có Công điện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh tới Bình Định; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, bão. Chủ động, sẵn sàng về nguồn lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng, chống lụt bão. Tổ chức trực ban, trực cấp cứu cả ngàyđêm, sẵn sàng thu dung và cấp cứu miễn phí cho nạn nhân do ảnh hưởng của mưa, bão, úng lụt, sạt lở đất và lốc xoáy gây ra. Rà soát lại số lượng và hạn sử dụng cơ số thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất phòng, chống lụt bão.
Tại miền trung, lũ sông Kiên Giang tại Quảng Bình đã đạt đỉnh và đang xuống. Đỉnh lũ tại trạm Kiến Giang là 13,26 m (trên BĐ 3 là 0,26 m); tại Lệ Thủy là 2, 97 m (trên BĐ 3 là 0,27 m). Mực nước sông Kiến Giang tiếp tục xuống, ngày13-10, mực nước tại Lệ Thủy dao động ở mức BĐ 2, các sông từ Nghệ An đếnThừa Thiên – Huế, khu vực bắc Tây Nguyên có khả năng xuất hiện một đợt lũ nhỏ; các sông khác ở Trung Bộ và khu vực nam Tây Nguyên có dao động nhỏ. Tại đồng bằng sông Cửu Long, mực nước nội đồng vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) và Tứ giác Long Xuyên (TGLX) còn ở mức cao, riêng các trạm trên dòng chính vùng cuối nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên và ở mức BĐ 1- BĐ 2, có nơi trên BĐ 2. Đến ngày16-10, tại các trạm chính vùng nội đồng ĐTM và TGLX ở mức trên BĐ 3 từ 0,1 đến0,3m. Đến cuối tháng 10, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, vùng ĐTM và TGLX còn tiếp tục duy trì ở mức BĐ 3 và trên BĐ 3.
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư, tính đếnthời điểm này, lũ tại miền trung, Tây Nguyên đã làm bốn người chết. Trong khi đó, số người chết do lũ lụt, triều cường tại đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục gia tăng. Đến nay, đã có 43 người chết, trong đó: An Giang có 12 người chết; Đồng Tháp 15 người; Cần Thơ sáu người; Long An năm người; Kiên Giang năm người. Lũ lụt cũng làm ngập 6 9.560 nhà; hơn 18 nghìn ha lúa và gần 3.700 ha hoa màu bị ngập úng… Ước tính tổng thiệt hại hơn 1.150 tỷ đồng.
Tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, mưa lớn kéo dài mấy ngàyqua đã gây sạt lở núi, đe dọa tính mạng và tài sản của hàng chục hộ dân thuộc hai xã Trà Mai và Trà Linh. Trước mắt, 12 hộ dân nằm trong vùng sạt lở núi của xã Trà Linh đã chủ động di dời khỏi vùng nguy hiểm. Huyện cũng đã chỉ đạo trợ giúp cho mỗi người trong vùng sạt lở 100 kg gạo. Đến nay, các đơn vị Sở Công thương Đà Nẵng đã trữ được 6.700 thùng mì ăn liền, 2.500 tấn gạo và 354 tấn hàng hóa khác, trị giá gần 50 tỷ đồng. Sở cũng đã vận động các đơn vị cam kết bình ổn giá đối với các xã nằm trong vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét và ngập lụt như xã Hòa Bắc, Hòa Phú, Hòa Tiến, Hòa Phước… Tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) hiện vẫn còn mưa vừa và mưa to. Nhiều tuyến đường và hàng trăm ngôi nhà còn bị ngập. Huyện đang khẩn trương chỉ đạo khắc phục hậu quả do đợt mưa lũ gây ra. Hiện, không có hộ nào thiếu lương thực, nước uống do lũ chia cắt.
Tỉnh Kiên Giang đầu tư 300 triệu đồng khẩn trương khắc phục sạt lở đê bao cồn Đại Diện – Tiền Giang, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy. Các đơn vị thi công sử dụng cơ giới bồi đắp các đoạn đê sạt lở, gia cố các đoạn xung yếu và các vị trí lân cận bằng cừ tràm, bao cát, phòng tránh tình trạng tiếp tục sạt lở trong những ngàytới và bảo đảm an toàn cho người dân trong khu vực.
Theo Cục Thú y, từđầu năm tới nay, dịch bệnh tôm lây lan rất nhanh và diễn biến phức tạp tại các tỉnh ĐBSCL, nhất là tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Chỉ tính từ tháng 8 đếnnay, diện tích tôm thiệt hại lên đếnhơn 18 nghìn ha, trong đó Sóc Trăng là tỉnh bị thiệt hại nặng nhất với gần 12 nghìn ha, Bạc Liêu hơn 9.000 ha. Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) xây dựng dự án nâng cao năng lực thú y thủy sản nhằm đối phó kịp thời với dịch bệnh khẩn cấp trên tôm nuôi.
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()