Bangkok tiếp tục kéo dài tình trạng khẩn cấp ở vùng cực nam
Hôm (18-1), dựa trên đề xuất của Hội đồng An ninh Quốc gia, Bangkok đã quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp (ER) ở vùng cực nam thêm ba tháng nữa (trừ ở huyện Mae Lan của tỉnh Pattani, nơi Thủ tướng Abhisit Vejjajiva đã đến thăm vào ngày trước đó, ER được dỡ bỏ, thay thế bằng Luật An ninh nội địa (ISA).Thủ tướng Abhisit cho rằng, huyện Mae Lan sẽ là nơi thí điểm, nếu an ninh được vãn hồi, Bangkok sẽ mở rộng dỡ bỏ ER ở các huyện khác trong ba tỉnh cực nam Pattani, Yala và Narathiwat. Ông Abhisit cam kết, sẽ vãn hồi hòa bình cho vùng cực nan và lấy lại lòng tin của người dân trong khu vực. Chính phủ nhận thức được sự khác biệt tôn giáo, văn hóa ở cực nam, các vụ bạo lực đang có chiều hướng giảm, nhưng chính phủ chưa thể khôi phục lại niềm tin của công chúng. Chính phủ dành hơn 18 tỷ baht một năm (khoảng 600 triệu USD) cho các dự án phát triển, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.Một học giả Hồi giáo trong...
Thủ tướng Abhisit cho rằng, huyện Mae Lan sẽ là nơi thí điểm, nếu an ninh được vãn hồi, Bangkok sẽ mở rộng dỡ bỏ ER ở các huyện khác trong ba tỉnh cực nam Pattani, Yala và Narathiwat. Ông Abhisit cam kết, sẽ vãn hồi hòa bình cho vùng cực nan và lấy lại lòng tin của người dân trong khu vực. Chính phủ nhận thức được sự khác biệt tôn giáo, văn hóa ở cực nam, các vụ bạo lực đang có chiều hướng giảm, nhưng chính phủ chưa thể khôi phục lại niềm tin của công chúng. Chính phủ dành hơn 18 tỷ baht một năm (khoảng 600 triệu USD) cho các dự án phát triển, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.
Một học giả Hồi giáo trong khu vực tuyên bố rằng, không có quốc gia nào trên thế giới gia hạn liên tiếp 20 lần ER. Cựu thành viên Ủy ban chính phủ về các biện pháp khôi phục hòa bình ở vùng cực nam, ông Ahmad-somboon Bualuang cho rằng, công lý sẽ không được bảo vệ nếu pháp luật bình thường không được thay đổi cho luật lệ hà khắc của ER. Ông khẳng định, ER ít nhiều đã kích thích thêm xung đột và bạo lực; khoét rông thêm khoảng cách giữa người dân địa phương và cơ quan nhà nước ở vùng cực nam; ER kéo dài sẽ làm suy yếu chiến lược hòa bình ở vùng cực nam của Bangkok.
Các cuộc tiến công bạo lực không có dấu hiệu suy giảm. Ngay trong ngày 18-1, hai người đã bị bắn chết trong vụ giết người riêng biệt ở tỉnh Narathiwat và Pattani. Và một người khác bị thương tại tỉnh Yala. Cảnh sát nghi nghờ, các vụ trên do lực lượng nổi dậy thực hiện.
Tư lệnh quân đội Hoàng gia Thailand, Tướng Songkitti Jaggabatara cho biết, nhân ngày các lực lượng vũ trang Thailand (18-1), tại huyện Don Muang ( phía bắc Thủ đô Bangkok) đã khánh thành Đài tưởng niệm quốc gia ghi tên các binh sĩ chết trong các cuộc chiến. Khoảng 250 binh sĩ quân đội thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ ở vùng cực nam bất ổn, chống lại quân nổi dậy sẽ được ghi trên bảng đá cẩm thạch. Ngoài 250 binh sĩ quân đội, khoảng 240 cảnh sát đã chết vì bạo lực. Khoảng 7.000 tên của các binh sĩ khác, đã chết trên chiến trường khác nhau trong các cuộc chiến tranh, kể cả trong chiến tranh Việt Nam và Triều Tiên được ghi trên bảng đá cẩm thạch của Đài tưởng niệm quốc gia.
Nhân bảy năm nổ ra bạo lực ở cực nam, Phó tư lệnh cảnh sát Hoàng gia Thailand, Tướng Adul Saengsingkaew đã công bố tài liệu thống kê: khoảng hơn 4.000 người đã chết tại ba tỉnh cực nam; xét nghiệm pháp y cho thấy, lực lượng nổi dậy đã sử dụng hơn 4.000 đơn vị vũ khí khác nhau tiến hành các vụ tiến công. Chúng bao gồm các loại súng cầm tay, súng trường tự động AK47, tiểu liên M16, súng ngắn và một loạt các loại súng tự chế; các nhóm nổi dậy đã chia và phân công địa bàn hoạt động cho từng nhóm trong khu vực ở cực nam; bạo lực tại cực nam bùng phát ngày 4-1-2004, khi bốn binh sĩ Thái đã bị giết bởi khoảng 30 tên cướp vũ trang xông vào doanh trại một tiểu đoàn quân đội tại tỉnh Narathiwat, lấy đi máy tính, hơn 300 súng trường, 40 súng ngắn và hai đại liên M60; hiện có khoảng 2.000 tay súng nổi dậy, khoảng 5.000 người ủng hộ lực lượng này, khoảng 300 nhà lãnh đạo quân sự và 300 nhà lãnh đạo tinh thần của lực lượng nổi dậy; từ năm 2004 đến 2010, xẩy ra ít nhất 11.523 tiến công bạo lực ở tỉnh Narathiwat, Pattani, Yala và bốn huyện thuộc tỉnh Songkhla (nơi người theo đạo hồi chiếm đa số). Trong đó có 6.171 vụ nổ súng, 1.964 vụ đánh bom và 1.470 tiến công đốt phá. Các vụ bạo lực xẩy ra nhiều nhất trong năm 2007 với 2.475 vụ.
Theo Nhandan
Ý kiến ()