Bàn việc đưa nghị quyết của Ðảng vào cuộc sống ở Hòa Bình
Trong hai ngày 12 và 13-11, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã về thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xóm Cầu, xã Bắc Sơn, huyện Kim Bôi. Cũng như những chuyến công tác nắm tình hình ở các địa phương khác, đồng chí Tổng Bí thư đã dành nhiều thời gian về vùng khó khăn nhất của Hòa Bình, đó là huyện vùng cao Đà Bắc, nơi chịu nhiều tác động trong quá trình xây dựng thủy điện Hòa Bình.Đường lên Đà Bắc không xa, chỉ cách TP Hòa Bình chừng 15 km. Nhưng, cuộc sống của đồng bào người Dao, Mường, Tày,... nơi vùng cao này quả thực còn khó khăn, có tới 54% số hộ nghèo và hơn 30% số hộ cận nghèo (theo tiêu chí mới).Buổi làm việc của đồng chí Tổng Bí thư với cán bộ xã Toàn Sơn và huyện Đà Bắc tổ chức tại sân Trường tiểu học Triệu Phúc Lịch, ngôi trường mang tên người anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống thực...
Trong hai ngày 12 và 13-11, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã về thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xóm Cầu, xã Bắc Sơn, huyện Kim Bôi. Cũng như những chuyến công tác nắm tình hình ở các địa phương khác, đồng chí Tổng Bí thư đã dành nhiều thời gian về vùng khó khăn nhất của Hòa Bình, đó là huyện vùng cao Đà Bắc, nơi chịu nhiều tác động trong quá trình xây dựng thủy điện Hòa Bình.
Đường lên Đà Bắc không xa, chỉ cách TP Hòa Bình chừng 15 km. Nhưng, cuộc sống của đồng bào người Dao, Mường, Tày,… nơi vùng cao này quả thực còn khó khăn, có tới 54% số hộ nghèo và hơn 30% số hộ cận nghèo (theo tiêu chí mới).
Buổi làm việc của đồng chí Tổng Bí thư với cán bộ xã Toàn Sơn và huyện Đà Bắc tổ chức tại sân Trường tiểu học Triệu Phúc Lịch, ngôi trường mang tên người anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của xã Toàn Sơn, có khá đông bà con đến dự, kín cả sân trường.
Báo cáo với đồng chí Tổng Bí thư, lãnh đạo xã Toàn Sơn cho biết, trước đây xã chỉ có người Dao, do nhiều hộ dân trong vùng lòng hồ sông Đà chuyển về, nay có thêm đồng bào Mường, Tày, Thái… và trở thành “xã vùng cao đất chật người đông”. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ xã nhiệm kỳ này là làm đường giao thông nông thôn. Trưởng thôn Trúc Sơn Trần Văn Tài bộc bạch, thôn vừa được trợ giúp 80 tấn xi-măng và đã làm 700 m đường bê-tông với chiều rộng hơn 3 m. Ở Toàn Sơn, đất canh tác nông nghiệp không đáng kể, chỉ có đất rừng và dốc. Cả năm thôn trong xã hầu như không có cây lúa nào, đồng bào trồng ngô, sắn, dong giềng là chính. Cũng vì thế, Chủ tịch UBND xã Đặng Thái Sơn đề nghị với Tổng Bí thư và lãnh đạo tỉnh xin được chuyển một nghìn ha trong tổng số hai nghìn ha rừng phòng hộ sang rừng sản xuất.
Không riêng gì xã Toàn Sơn, cả huyện Đà Bắc cũng chủ yếu là đất rừng. Phát huy lợi thế ấy, Huyện ủy có nghị quyết chuyên đề về trồng rừng, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản phủ xanh đồi trọc và hoàn thành chương trình xanh hóa đồi rừng Đà Bắc vào năm 2018. Sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, Đà Bắc làm được nhiều việc. Đời sống nhân dân đã cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người từ 8,960 triệu đồng năm 2010 lên 11,6 triệu đồng trong năm nay. Cái nghèo chưa hết, nhưng hướng phát triển đi lên thì đã rõ. Khó khăn lớn nhất với Đà Bắc là đường giao thông từ huyện lỵ đến các xã. Đi lại khó khăn, không lưu thông được hàng hóa; không ít em học sinh phải đi bộ từ năm đến sáu km mới đến trường. Những vấn đề đặt ra ấy với gợi ý của đồng chí Tổng Bí thư đã được những đại biểu dự buổi làm việc mở hướng tìm lời giải. Đà Bắc cần quy hoạch lại cụm dân cư, không để từng chòm xóm dăm, bảy hộ. Có thế mới làm được đường giao thông, mới tập trung phát triển sản xuất.
Hỏi ý kiến nhiều cán bộ xã, huyện, thôn, trò chuyện với bà con, đồng chí Tổng Bí thư rất quan tâm việc tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, việc gì đã làm, việc còn khó khăn để cùng bàn cách tháo gỡ. Không khí buổi làm việc cởi mở, dân chủ, đã giúp bà con nơi vùng sâu này lần đầu được trò chuyện với đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng nhưng luôn cảm thấy thân tình và nói hết được những điều trăn trở lâu nay. Vui mừng trước những thành tựu mà Đảng bộ và đồng bào các dân tộc trong huyện đạt được, Tổng Bí thư cũng rất day dứt với con số hơn 80% số hộ nghèo và cận nghèo, nhất là khi đến thăm và tặng quà gia đình chính sách thuộc diện nghèo Xa Văn Nuôi ở thôn Cha. Đồng chí đề nghị Huyện ủy, các ngành phải bàn luận cho kỹ để trả lời tại sao nghèo, ngoài những điều kiện tự nhiên thì nguyên nhân chủ quan do đâu, phải tìm tận gốc để khắc phục. Tổng Bí thư mong muốn Huyện ủy cần thực hiện thật tốt Nghị quyết số 26 của Hội nghị T.Ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các nghị quyết về công tác xây dựng Đảng, thực hiện tốt chế độ nguyên tắc sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Làm sao để dân tin, dân yêu, trên cơ sở đó xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là những cái không cần tiền, tâm huyết là làm được, là yêu cầu của công tác xây dựng Đảng, là yếu tố quyết định để thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp.
Nằm ở cửa ngõ phía tây của Thủ đô Hà Nội, Hòa Bình là tỉnh có hơn 71% đồng bào các dân tộc thiểu số, có gần một phần năm số xã đặc biệt khó khăn. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, Hòa Bình đang dồn sức thực hiện bảy chương trình trọng tâm: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, bền vững; quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội; phát triển vùng động lực và thu hút đầu tư, v.v. Tỉnh đã ban hành ba nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới; về phát triển công nghệ thông tin và truyền thông; về phát triển nguồn nhân lực. Trong buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh, với mong muốn đi sâu vào giải quyết thiết thực từng vấn đề, đồng chí Tổng Bí thư đã gợi ý bốn việc để cùng trao đổi: Sau một năm tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội, tỉnh thấy điều gì đã làm được mà tâm đắc nhất, có kinh nghiệm gì mới và điều gì đang trăn trở? Các chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Đảng đã đi vào cuộc sống chưa?… Hai là về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Đảng bộ có bước tiến như thế nào trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tiếp đến là việc đánh giá thế nào về tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và tâm trạng xã hội hiện nay; đánh giá thế nào về lòng tin của nhân dân đối với Đảng,… Cuối cùng là hướng phấn đấu và những kiến nghị của tỉnh đối với Trung ương.
Nhìn lại một năm qua, nhiều đại biểu khẳng định, từ những việc làm cụ thể cho thấy Tỉnh ủy Hòa Bình đã có bước đổi mới trong việc tổ chức thực hiện nghị quyết, đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy. Tỉnh thành lập ba đoàn công tác do đồng chí Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn, nghe và góp ý kiến vào chương trình hành động của các đảng bộ trực thuộc; làm rõ mục tiêu, giải pháp chủ yếu thực hiện các khâu đột phá chiến lược,v.v. Tuy nhiên điều trăn trở vẫn là làm sao để giảm hộ nghèo, tăng hộ giàu.
Thay mặt Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư chúc mừng và biểu dương những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã đạt được sau một năm đại hội. Đồng chí mong muốn Đảng bộ và nhân dân Hòa Bình tiếp tục củng cố những kết quả đã đạt được, tập trung làm tốt những việc mà Đại hội đã bàn và thông qua. Trước hết là quán triệt sâu sắc quan điểm chủ trương lớn đã nêu trong các nghị quyết của Đảng, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, chỉ đạo của Chính phủ. Rà soát các chương trình mục tiêu, kế hoạch trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội gắn với các chương trình của Trung ương, với quy hoạch của vùng; chỉ đạo giải quyết quyết liệt một số chương trình trọng tâm, khắc phục yếu kém, khai thác mọi tiềm năng, nguồn lực, tranh thủ mọi thời cơ với tinh thần quyết tâm cao hơn. Đề nghị Tỉnh ủy quan tâm công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ sống còn, cần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc theo tác phong, phong cách Hồ Chí Minh, gần dân, sát dân, không được nhũng nhiễu dân; tránh làm việc hình thức không thiết thực. Từ Trung ương đến cơ sở, đều phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực. Chăm lo đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số, phát triển nguồn nhân lực.
Theo Nhandan
Ý kiến ()