tle=”Click vào để xem ảnh phóng to” rel=””> amesmall” src=”http://www.nhandan.com.vn/media/k2/items/cache/2005/1a66eaffe32d060d3200c216a0cda90b_L.jpg” border=”0″ alt=”Thí sinh thi ĐH-CĐ 2012. Ảnh: L.Hà” /> NDĐT – Kỳ tuyển sinh Đại học-Cao đẳng năm nay, Bộ GD-ĐT dự định đưa ra phương án điểm sàn 2 mức, kết hợp xét điểm thi đại học (ĐH) và thi Tốt nghiệp để mở rộng nguồn tuyển. Dự kiến, nếu đồng thuận cao sẽ áp dụng ngay trong năm nay.Tuy nhiên dư luận cho rằng, mấu chốt không nằm ở một hay nhiều điểm sàn.
Vì sao cần hai mức điểm sàn
Hai mức điểm sàn gồm điểm sàn trên được xác định theo chỉ tiêu như cách đã làm các năm trước, điểm sàn dưới là tổng điểm bình quân từng môn thi của khối thi tương ứng.
Điểm sàn dưỡi có thể xác định ngay sau khi phổ điểm được công bố. Điểm sàn trên có thể do Hội đồng xác định điểm sàn họp xét đề xuất hay dựa vào kết quả thống kê trong nhiều năm qua là tăng 2 điểm so với điểm sàn dưới đối với các khối thi tương ứng.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, cho biết, khi phương án điểm sàn mới được áp dụng, những trường lâu nay tuyển đủ thí sinh trên điểm sàn hoàn toàn không có gì thay đổi. Phương án này dự kiến sẽ có lợi cho các trường tốp dưới gặp khó khăn trong tuyển sinh.
Trong hai đợt xét tuyển đầu, các trường chưa nhận hồ sơ xét tuyển của thí sinh dưới mức sàn này. Kể từ đợt xét tuyển thứ 3 trở đi, nếu chỉ tiêu tuyển sinh vẫn chưa đủ thì các trường được xét tuyển những thí sinh có điểm thi đến điểm sàn dưới kết hợp với xét kết quả thi tốt nghiệp phổ thông. Trong tất cả các đợt xét tuyển, những thí sinh đạt điểm sàn trên được ưu tiên xét trước.
Theo dự tính, phương án hai mức điểm sàn vẫn giúp đảm bảo chất lượng đầu vào, tạo cơ hội cho những thí sinh có năng lực, đồng thời tạo điều kiện sử dụng hết công suất hiện có của hệ thống giáo dục đại học.
Nhiều băn khoăn
Mặc dù phương án hai điểm sàn được coi là giải pháp tình thế để cứu vãn tình hình trường ngoài công lập không tuyển đủ chỉ tiêu, nhưng vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng phương án này chưa hợp lý.
GS.VS Đào Trọng Thi, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội cho rằng, nếu hiểu khái niệm điểm sàn như ngưỡng tối thiểu về năng lực để học sinh theo học một chương trình GD đại học thì việc có hai điểm sàn là không logic. Đã là một ngưỡng tối thiểu mà có hai điểm sàn thì cái nào là tối thiểu? GS Thi nói: “Tôi cho rằng, việc quy định hai điểm sàn cần cân nhắc kỹ hơn để ít nhất là hệ thống khái niệm phải logic và thống nhất. Còn nếu xem xét trên khía cạnh giúp các trường, đặc biệt là trường ngoài công lập đảm bảo được nguồn tuyển sinhthì cần phải phân tích kỹ nguyên nhân sâu xa của việc các trường liên tục bị hụt nguồn tuyển sinh trong những năm gần đây.”
Theo GS Thi, nguyên nhân ở chỗ các trường đang xác định chỉ tiêu tuyển vượt quá năng lực đảm bảo chất lượng của mình rất nhiều. Nhận xét này căn cứ trên cơ sở kết quả giám sát của Quốc hội năm 2010, và thực tế vừa qua, nhiều trường tự động tăng vượt chỉ tiêu đã bị Bộ GD-ĐT xử lý.
Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã cho phép các trường chủ động xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo một số tiêu chí: số sinh viên/giảng viên, số mét vuông sàn/sinh viên…”Nhưng trên thực tế, Bộ GD-ĐT lại không kiểm soát được các trường có xác định đúng yêu cầu hay không”- GS Thi cho biết.
GS. Thi cho rằng, kể cả các trường công lập và ngoài công lập:“Nếu như tuyển đúng, xác định đúng chỉ tiêu phù hợp với năng lực đào tạo của mình thì chắc chắn số thí sinh có điểm trên điểm sàn đủ để đảm bảo cho tất cả các trường.”
Đồng thuận với ý kiến này, ông Đỗ Doãn Hải – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị cho rằng, mấu chốt vấn đề nguồn tuyển sinh cho cả trường công lập và ngoài công lập, không phải là một hay hai điểm sàn mà là “Bộ cần chú trọng kiểm soát chặt về chỉ tiêu”.
Theo ông: “Với tất cả các trường công và tư, Bộ GD-ĐT nên tập trung xét kĩ chỉ tiêu, yêu cầu các trường đảm bảo đúng chỉ tiêu, không được vượt.”
PGS.TS Bùi Thiện Dụ – Hiệu trưởng Trường Đại học Phương Đông cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta vẫn đang thực hiện “ba chung” thì vẫn cần có điểm sàn, tuy nhiên chỉ cần một điểm sàn.
Bởi đây là cuộc tuyển lựa vào ĐH nên đầu vào ĐH sẽ nhỏ hơn số tốt nghiệp phổ thông, trừ khi chúng ta xác định đầu vào trường ĐH rộng như đầu ra của trường phổ thông, do đó, điểm sàn chủ yếu là để phân loại, đảm bảo công bằng xã hội. Về nguồn tuyển của các trường ngoài công lập, theo ông một phần cũng bị ảnh hưởng bởi các trường công lập “tận tuyển”: “Nếu như các trường công lập tự trọng nên tự xác định điểm tuyển riêng và không cần phải lấy tận đến điểm sàn.”
Được biết, đến nay, Bộ GD-ĐT vẫn chưa có quyết định chính thức về việc áp dụng phương án điểm sàn “trên” và điểm sàn “dưới”.
Nhandan
Ý kiến ()