tle=”Click vào để xem ảnh phóng to” rel=””> amesmall” src=”http://nhandan.com.vn/media/k2/items/cache/2020/16a99aa1cbf44a13a2a12733c55a47b1_L.jpg” border=”0″ alt=”Mô hình cánh đồng mẫu lớn (ảnh: internet)” /> NDĐT- Sáng 26-4, tại TP Long Xuyên (An Giang), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp-Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang tổ chức “Diễn đàn Hợp tác bốn nhà trong mô hình cánh đồng mẫu lớn”.
Tham dự diễn đàn có khoảng 400 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Với chủ đề liên kết, hợp tác giữa bốn nhà trong xây dựng cánh đồng mẫu lớn tại nước ta nói chung, ĐBSCL nói riêng, nhiều vấn đề cốt yếu trong phương cách liên kết được các đại biểu hết sức quan tâm, phân tích như: Nâng cao nhận thức và hiểu biết của bốn nhà đối với vấn đề gắn kết sản xuất, công nghệ sau thu hoạch; tiêu chuẩn thị trường tiêu thụ hàng nông sản (chủ yếu là mặt hàng lúa gạo, rau màu) trong cánh đồng mẫu lớn. Phương thức tiếp cận giữa doanh nghiệp với nông dân và chiến lược tìm hiểu nhu cầu, thói quen sử dụng, lựa chọn sản phẩm của bà con nông dân; Vai trò thúc đẩy tiêu thụ nông sản, tăng năng suất sản xuất nông nghiệp và công nghệ thu hoạch; Kiểm soát đồng bộ chất lượng nguồn cung, cầu và từng bước trực tiếp kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả từ chất lượng sản phẩm đầu vào, đầu ra và nhất là đảm bảo giá cả sản xuất không bị bấp bênh, chèn ép giá; Mô hình cánh đồng mẫu lớn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, thương hiệu nông sản…
Định hướng trong vấn đề liên kết trong giai đoạn tiếp theo, TS Vũ Trọng Bình, Viện phó Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, cho rằng năm bài học kinh nghiệp có thể áp dụng trong cánh đồng mẫu lớn như: Quy hoạch lại sản xuất; Xác định và xây dựng được các yếu tố liên kết nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học, Nhà nước; Tái cơ cấu lại hợp tác xã, hiệp hội, nghiệp đoàn, các chủ trang trại trên phạm vi địa phương, vùng, toàn quốc; Xây dựng chuỗi ngành hàng bền vững. Xây dựng khung thể chế cụ thể cho cánh đồng mẫu lớn.
Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ NN & PTNT Tăng Minh Lộc đề xuất: Để mô hình cánh đồng mẫu lớn đi vào thực chất, rất cần việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng tiên tiến, tự nguyện và tự giác của chính người nông dân, vì lợi ích thiết thực của các bên tham gia, đặc biệt cần có cầu nối hiệu quả của các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp tại các địa phương. Nhà nước cần có cơ chế và chính sách hỗ trợ giữa các bên tham gia về vốn, thuế…. Đặc biệt, nhằm giảm đến mức thấp nhất việc phá vỡ hợp đồng trong mô hình cánh đồng mẫu lớn thời gian qua Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo trong việc hoàn thiện thể chế hợp đồng kinh tế ký kết giữa nông dân với doanh nghiệp, nhà khoa học…
Nhandan
Nhandan
Ý kiến ()