Lấy cớ diệt trừ khủng bố quốc tế, ngày 7-10-2001, chính quyền Oa-sinh-tơn đưa quân vào Áp-ga-ni-xtan đánh đổ chính quyền Ta-li-ban mà Mỹ cho là nuôi dưỡng lực lượng khủng bố. Sau 11 năm chiếm đóng hao người tốn của và dù được sự hỗ trợ của các nước đồng minh, Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma vẫn buộc phải tuyên bố rút hết quân khỏi Áp-ga-ni-xtan vào năm 2014, trong lúc chưa đạt được mục tiêu cuộc chiến tranh.Với lực lượng áp đảo và vũ khí tối tân, quân Mỹ đã nhanh chóng đánh đuổi chính phủ Ta-li-ban ra khỏi Thủ đô Ca-bun và thiết lập chính phủ thân Mỹ ở Áp-ga-ni-xtan. Mở cuộc chiến tranh ở Áp-ga-ni-xtan, nhà cầm quyền Mỹ hy vọng tiêu diệt ung nhọt khủng bố quốc tế, lực lượng đã "dám đánh vỗ mặt" cường quốc số một thế giới, mà đỉnh cao là vụ khủng bố kinh hoàng vào tòa tháp đôi Trung tâm thương mại quốc tế ở thành phố Niu Oóc và Trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ ở Thủ đô Oa-sinh-tơn DC ngày 11-9-2001, làm hơn ba nghìn người chết. Sự kiện ngày 11-9-2001 đã đẩy Mỹ vào thời kỳ khủng...
Lấy cớ diệt trừ khủng bố quốc tế, ngày 7-10-2001, chính quyền Oa-sinh-tơn đưa quân vào Áp-ga-ni-xtan đánh đổ chính quyền Ta-li-ban mà Mỹ cho là nuôi dưỡng lực lượng khủng bố. Sau 11 năm chiếm đóng hao người tốn của và dù được sự hỗ trợ của các nước đồng minh, Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma vẫn buộc phải tuyên bố rút hết quân khỏi Áp-ga-ni-xtan vào năm 2014, trong lúc chưa đạt được mục tiêu cuộc chiến tranh.
Với lực lượng áp đảo và vũ khí tối tân, quân Mỹ đã nhanh chóng đánh đuổi chính phủ Ta-li-ban ra khỏi Thủ đô Ca-bun và thiết lập chính phủ thân Mỹ ở Áp-ga-ni-xtan. Mở cuộc chiến tranh ở Áp-ga-ni-xtan, nhà cầm quyền Mỹ hy vọng tiêu diệt ung nhọt khủng bố quốc tế, lực lượng đã “dám đánh vỗ mặt” cường quốc số một thế giới, mà đỉnh cao là vụ khủng bố kinh hoàng vào tòa tháp đôi Trung tâm thương mại quốc tế ở thành phố Niu Oóc và Trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ ở Thủ đô Oa-sinh-tơn DC ngày 11-9-2001, làm hơn ba nghìn người chết. Sự kiện ngày 11-9-2001 đã đẩy Mỹ vào thời kỳ khủng hoảng triền miên, đồng thời bùng nổ thời kỳ căng thẳng trong quan hệ giữa phương Tây và thế giới Hồi giáo.
Lật đổ được chính phủ Ta-li-ban, nhưng Mỹ chưa thể “xóa sổ” lực lượng này. Trong 11 năm qua, Mỹ và các đồng minh NATO thường xuyên phải duy trì hơn 100 nghìn binh sĩ tại Áp-ga-ni-xtan, có những thời kỳ lên tới khoảng 150 nghìn binh sĩ, với chi phí khoảng 100 tỷ USD mỗi năm, để hỗ trợ chính quyền mới và truy quét quân Ta-li-ban cũng như những nhóm nổi dậy khác. Tính đến tháng 9-2012, hơn 3.100 binh sĩ lực lượng chiếm đóng đã bỏ mạng tại chiến trường Áp-ga-ni-xtan, trong đó có hai nghìn binh sĩ Mỹ. Hàng chục nghìn binh sĩ khác bị thương. Nhiều binh sĩ rời khỏi chiến trường đã rơi vào tình trạng tâm thần hoảng loạn và bị ám ảnh bởi cuộc chiến. Không ít binh sĩ từ chối đi chiến đấu ở Áp-ga-ni-xtan. Chi phí cho cuộc chiến tranh ở Áp-ga-ni-xtan và I-rắc đã làm phình to gánh nợ công, buộc cơ quan lập pháp Mỹ phải liên tục nới mức trần nợ công. Sa lầy tại Áp-ga-ni-xtan đã thổi lên ngọn lửa trong lòng nước Mỹ đòi sớm rút quân khỏi chiến trường Nam Á này. Chính vì vậy, lời hứa rút quân Mỹ khỏi Áp-ga-ni-xtan đã giúp ông B.Ô-ba-ma giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008.
Đối với Áp-ga-ni-xtan, cuộc chiến tranh đã đẩy nước này vào một cuộc xung đột kép “hai trong một”. Trong 11 năm qua, đất nước Nam Á này chìm trong bạo lực, chết chóc và mâu thuẫn sắc tộc triền miên. Hàng chục nghìn dân thường bị thiệt mạng. Chính quyền của Tổng thống H.Ca-dai chưa đứng vững. Tình hình an ninh tại Áp-ga-ni-xtan càng đáng lo ngại hơn khi chính quyền của Tổng thống H.Ca-dai tỏ ra không đủ khả năng “gồng gánh” trọng trách bảo đảm an ninh sau khi quân NATO rút đi. Nhiều nhà phân tích đã đặt câu hỏi về tương lai của Áp-ga-ni-xtan sau năm 2014. Một thực tế là từ năm 2009, hoạt động nổi dậy gia tăng, mâu thuẫn giữa người dân bản xứ và quân chiếm đóng thêm sâu sắc, các vụ tiến công lẫn nhau trong liên quân diễn ra nhiều hơn và nghiêm trọng hơn… buộc Tổng thống Mỹ phải cấp tốc đưa thêm 33 nghìn binh sĩ tới Áp-ga-ni-xtan. Lực lượng Ta-li-ban nay đã có thể mở những cuộc tiến công táo bạo vào các căn cứ của quân Mỹ. Như đêm 20-8 vừa qua, Ta-li-ban đã bắn tên lửa trúng chiếc máy bay chở Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Mác-tin Đem-xi ở căn cứ không quân Ba-gram, buộc Tướng Đem-xi rời căn cứ không quân này bằng một chiếc máy bay khác và tuyên bố, tình hình này là “rất nghiêm trọng”. Tổng Thư ký NATO A.Ra-xmút-xen thừa nhận, các cuộc tiến công nội bộ đã làm “suy yếu độ tin cậy giữa quân NATO và đối tác Áp-ga-ni-xtan”. Áp lực kinh tế, sức ép chính trị cũng khiến nhiều nước đồng minh của Mỹ kiên quyết và đẩy nhanh tiến trình rút quân khỏi “bãi lầy” Áp-ga-ni-xtan.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lê-ôn Pa-nét-ta mới đây cảnh báo, vẫn còn nhiều khó khăn, còn nhiều việc phải làm trước khi hoàn tất lộ trình rút toàn bộ quân chiến đấu khỏi Áp-ga-ni-xtan. Cái giá của cuộc chiến tranh chưa thể xác định chính xác ngay sau khi cuộc chiến kết thúc cho dù có những con số thống kê, bởi hậu quả lâu dài của nó khó có thể đo đếm cả về vật chất, tinh thần và danh dự. Hoặc như một nhà lãnh đạo của Mỹ B.Phran-klin đã vạch rõ “những hóa đơn thanh toán cuộc chiến tranh sẽ đến sau khi nó kết thúc”. Báo cáo của Chính phủ Mỹ đưa ra ngày 30-7 vừa qua nhận định, khá nhiều dự án xây dựng lại đất nước ở Áp-ga-ni-xtan đang bị chậm tiến độ và sẽ không thể hoàn tất trước khi quân Mỹ rút khỏi quốc gia này. Hậu quả là Chính phủ Mỹ và Áp-ga-ni-xtan sẽ mất đi sự ủng hộ của người dân.
Trong bối cảnh bế tắc đó, Tổng thống Ca-dai đã có những kế hoạch trái với chủ trương của “người bảo trợ”, thậm chí thẳng thừng chỉ trích Mỹ đang thực hiện trò chơi hai mặt. Chính phủ ân xá cho những tay súng nổi dậy nộp vũ khí và từ bỏ hoạt động nổi dậy, nhiều lần đề nghị lực lượng Ta-li-ban ngồi vào bàn đàm phán, thậm chí tham gia chính quyền. Ngày 13-8 vừa qua, đại diện Chính phủ Áp-ga-ni-xtan đã có tiếp xúc bí mật với đại diện cấp cao của Ta-li-ban về đối thoại hòa bình và hòa giải dân tộc. Tổng thống H.Ca-dai đã và đang vận động cộng đồng quốc tế giúp xây dựng lại đất nước. Tại Hội nghị quốc tế về Áp-ga-ni-xtan ở Nhật Bản đầu tháng 7 vừa qua, các nước tài trợ cam kết dành khoản viện trợ dân sự hơn 16 tỷ USD cho Áp-ga-ni-xtan trong ba năm tới để giúp quốc gia này tránh rơi trở lại tình trạng bất ổn.
Cuộc chiến tranh của Mỹ và đồng minh phương Tây đã kéo lùi lịch sử phát triển của Áp-ga-ni-xtan. Hòa bình và ổn định vẫn là niềm khao khát cháy bỏng và ước mơ của người dân Áp-ga-ni-xtan. Cuộc chiến này cũng là một trong những nhân tố quyết định “kẻ thắng người thua” trong cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội Mỹ đầu tháng 11 tới.
Với lực lượng áp đảo và vũ khí tối tân, quân Mỹ đã nhanh chóng đánh đuổi chính phủ Ta-li-ban ra khỏi Thủ đô Ca-bun và thiết lập chính phủ thân Mỹ ở Áp-ga-ni-xtan. Mở cuộc chiến tranh ở Áp-ga-ni-xtan, nhà cầm quyền Mỹ hy vọng tiêu diệt ung nhọt khủng bố quốc tế, lực lượng đã “dám đánh vỗ mặt” cường quốc số một thế giới, mà đỉnh cao là vụ khủng bố kinh hoàng vào tòa tháp đôi Trung tâm thương mại quốc tế ở thành phố Niu Oóc và Trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ ở Thủ đô Oa-sinh-tơn DC ngày 11-9-2001, làm hơn ba nghìn người chết. Sự kiện ngày 11-9-2001 đã đẩy Mỹ vào thời kỳ khủng hoảng triền miên, đồng thời bùng nổ thời kỳ căng thẳng trong quan hệ giữa phương Tây và thế giới Hồi giáo.
Lật đổ được chính phủ Ta-li-ban, nhưng Mỹ chưa thể “xóa sổ” lực lượng này. Trong 11 năm qua, Mỹ và các đồng minh NATO thường xuyên phải duy trì hơn 100 nghìn binh sĩ tại Áp-ga-ni-xtan, có những thời kỳ lên tới khoảng 150 nghìn binh sĩ, với chi phí khoảng 100 tỷ USD mỗi năm, để hỗ trợ chính quyền mới và truy quét quân Ta-li-ban cũng như những nhóm nổi dậy khác. Tính đến tháng 9-2012, hơn 3.100 binh sĩ lực lượng chiếm đóng đã bỏ mạng tại chiến trường Áp-ga-ni-xtan, trong đó có hai nghìn binh sĩ Mỹ. Hàng chục nghìn binh sĩ khác bị thương. Nhiều binh sĩ rời khỏi chiến trường đã rơi vào tình trạng tâm thần hoảng loạn và bị ám ảnh bởi cuộc chiến. Không ít binh sĩ từ chối đi chiến đấu ở Áp-ga-ni-xtan. Chi phí cho cuộc chiến tranh ở Áp-ga-ni-xtan và I-rắc đã làm phình to gánh nợ công, buộc cơ quan lập pháp Mỹ phải liên tục nới mức trần nợ công. Sa lầy tại Áp-ga-ni-xtan đã thổi lên ngọn lửa trong lòng nước Mỹ đòi sớm rút quân khỏi chiến trường Nam Á này. Chính vì vậy, lời hứa rút quân Mỹ khỏi Áp-ga-ni-xtan đã giúp ông B.Ô-ba-ma giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008.
Đối với Áp-ga-ni-xtan, cuộc chiến tranh đã đẩy nước này vào một cuộc xung đột kép “hai trong một”. Trong 11 năm qua, đất nước Nam Á này chìm trong bạo lực, chết chóc và mâu thuẫn sắc tộc triền miên. Hàng chục nghìn dân thường bị thiệt mạng. Chính quyền của Tổng thống H.Ca-dai chưa đứng vững. Tình hình an ninh tại Áp-ga-ni-xtan càng đáng lo ngại hơn khi chính quyền của Tổng thống H.Ca-dai tỏ ra không đủ khả năng “gồng gánh” trọng trách bảo đảm an ninh sau khi quân NATO rút đi. Nhiều nhà phân tích đã đặt câu hỏi về tương lai của Áp-ga-ni-xtan sau năm 2014. Một thực tế là từ năm 2009, hoạt động nổi dậy gia tăng, mâu thuẫn giữa người dân bản xứ và quân chiếm đóng thêm sâu sắc, các vụ tiến công lẫn nhau trong liên quân diễn ra nhiều hơn và nghiêm trọng hơn… buộc Tổng thống Mỹ phải cấp tốc đưa thêm 33 nghìn binh sĩ tới Áp-ga-ni-xtan. Lực lượng Ta-li-ban nay đã có thể mở những cuộc tiến công táo bạo vào các căn cứ của quân Mỹ. Như đêm 20-8 vừa qua, Ta-li-ban đã bắn tên lửa trúng chiếc máy bay chở Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Mác-tin Đem-xi ở căn cứ không quân Ba-gram, buộc Tướng Đem-xi rời căn cứ không quân này bằng một chiếc máy bay khác và tuyên bố, tình hình này là “rất nghiêm trọng”. Tổng Thư ký NATO A.Ra-xmút-xen thừa nhận, các cuộc tiến công nội bộ đã làm “suy yếu độ tin cậy giữa quân NATO và đối tác Áp-ga-ni-xtan”. Áp lực kinh tế, sức ép chính trị cũng khiến nhiều nước đồng minh của Mỹ kiên quyết và đẩy nhanh tiến trình rút quân khỏi “bãi lầy” Áp-ga-ni-xtan.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lê-ôn Pa-nét-ta mới đây cảnh báo, vẫn còn nhiều khó khăn, còn nhiều việc phải làm trước khi hoàn tất lộ trình rút toàn bộ quân chiến đấu khỏi Áp-ga-ni-xtan. Cái giá của cuộc chiến tranh chưa thể xác định chính xác ngay sau khi cuộc chiến kết thúc cho dù có những con số thống kê, bởi hậu quả lâu dài của nó khó có thể đo đếm cả về vật chất, tinh thần và danh dự. Hoặc như một nhà lãnh đạo của Mỹ B.Phran-klin đã vạch rõ “những hóa đơn thanh toán cuộc chiến tranh sẽ đến sau khi nó kết thúc”. Báo cáo của Chính phủ Mỹ đưa ra ngày 30-7 vừa qua nhận định, khá nhiều dự án xây dựng lại đất nước ở Áp-ga-ni-xtan đang bị chậm tiến độ và sẽ không thể hoàn tất trước khi quân Mỹ rút khỏi quốc gia này. Hậu quả là Chính phủ Mỹ và Áp-ga-ni-xtan sẽ mất đi sự ủng hộ của người dân.
Trong bối cảnh bế tắc đó, Tổng thống Ca-dai đã có những kế hoạch trái với chủ trương của “người bảo trợ”, thậm chí thẳng thừng chỉ trích Mỹ đang thực hiện trò chơi hai mặt. Chính phủ ân xá cho những tay súng nổi dậy nộp vũ khí và từ bỏ hoạt động nổi dậy, nhiều lần đề nghị lực lượng Ta-li-ban ngồi vào bàn đàm phán, thậm chí tham gia chính quyền. Ngày 13-8 vừa qua, đại diện Chính phủ Áp-ga-ni-xtan đã có tiếp xúc bí mật với đại diện cấp cao của Ta-li-ban về đối thoại hòa bình và hòa giải dân tộc. Tổng thống H.Ca-dai đã và đang vận động cộng đồng quốc tế giúp xây dựng lại đất nước. Tại Hội nghị quốc tế về Áp-ga-ni-xtan ở Nhật Bản đầu tháng 7 vừa qua, các nước tài trợ cam kết dành khoản viện trợ dân sự hơn 16 tỷ USD cho Áp-ga-ni-xtan trong ba năm tới để giúp quốc gia này tránh rơi trở lại tình trạng bất ổn.
Cuộc chiến tranh của Mỹ và đồng minh phương Tây đã kéo lùi lịch sử phát triển của Áp-ga-ni-xtan. Hòa bình và ổn định vẫn là niềm khao khát cháy bỏng và ước mơ của người dân Áp-ga-ni-xtan. Cuộc chiến này cũng là một trong những nhân tố quyết định “kẻ thắng người thua” trong cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội Mỹ đầu tháng 11 tới.
Theo Nhandan
Ý kiến ()