LSO-Theo kết quả thống kê, rà soát trên địa bàn huyện Bắc Sơn có 39 điểm khai thác khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản phổ biến và đang được đầu tư chủ yếu tập trung vào các loại: khoáng sản kim loại 2 điểm, đất sét 1 điểm, đá vôi 35 điểm, cát xây dựng là 1 điểm khai thác. Tuy nhiên, trữ lượng ít và phân tán, chất lượng không ổn định, việc đầu tư vào công tác thăm dò, khai thác và chế biến còn hạn chế. Phát trang phục cho đại biểu tham gia tuyên truyền bảo vệ tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện Bắc SơnHoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn huyện Bắc Sơn đã được tiến hành từ nhiều năm, với nhiều thành phần kinh tế tham gia bằng nhiều hình thức khai thác, chế biến khác nhau. Tuy nhiên, những năm gần đây các doanh nghiệp đã tích cực chuyển từ khai thác, chế biến thủ công sang đầu tư thiết bị quy mô công nghiệp, bước đầu tiếp cận công nghệ chế biến. Nhờ đó, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đã đạt hiệu quả...
LSO-Theo kết quả thống kê, rà soát trên địa bàn huyện Bắc Sơn có 39 điểm khai thác khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản phổ biến và đang được đầu tư chủ yếu tập trung vào các loại: khoáng sản kim loại 2 điểm, đất sét 1 điểm, đá vôi 35 điểm, cát xây dựng là 1 điểm khai thác. Tuy nhiên, trữ lượng ít và phân tán, chất lượng không ổn định, việc đầu tư vào công tác thăm dò, khai thác và chế biến còn hạn chế.
|
Phát trang phục cho đại biểu tham gia tuyên truyền bảo vệ tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện Bắc Sơn |
Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn huyện Bắc Sơn đã được tiến hành từ nhiều năm, với nhiều thành phần kinh tế tham gia bằng nhiều hình thức khai thác, chế biến khác nhau. Tuy nhiên, những năm gần đây các doanh nghiệp đã tích cực chuyển từ khai thác, chế biến thủ công sang đầu tư thiết bị quy mô công nghiệp, bước đầu tiếp cận công nghệ chế biến. Nhờ đó, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đã đạt hiệu quả hơn góp phần làm tăng giá trị công nghiệp của địa phương, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác trong tỉnh, trong nước và bước đầu có sản phẩm khoáng phục vụ cho xuất khẩu. Sản phẩm của hoạt động khai thác mỏ và chế biến khoáng sản đã gia tăng cả về giá trị và chất lượng, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, tăng thu nhập cho người lao động cao hơn so với sản xuất nông nghiệp.
Chính vì vậy, quản lý hoạt động khoáng sản là một vấn đề cần thiết đối với tỉnh ta nói chung và huyện Bắc Sơn nói riêng. Những năm qua, Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Bắc Sơn đã tham mưu giúp UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện thống kê, rà soát và tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Qua đó, góp phần tiết kiệm một nguồn tài nguyên quan trọng quý báu của nước ta.
Trong năm 2011, kết quả kiểm tra của các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra đột xuất đã phát hiện 31 điểm khai thác trái phép, trong đó, 30 điểm khai thác đá vôi, 1 điểm khai thác cát xây dựng. Bên cạnh đó, Phòng TN&MT còn phối hợp với UBND các xã có điểm khai thác khoáng sản, các ngành chức năng của tỉnh tiến hành kiểm tra và đề nghị ra hạn khai thác mỏ quặng sắt tại Lân Ảng (xã Hưng Vũ); kiểm tra phương án sử dụng giao thông đối với 4 mỏ boxit tại các xã Vũ Sơn, Tân Lập, Tân Hương, Đồng Ý.
Trên cơ sở thực trạng về hoạt động khai khoáng trên địa bàn, Phòng TN&MT đã tham mưu với UBND huyện ban hành quyết định xử lý vi phạm trong hoạt động khoáng sản theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật. Ngoài các đợt thanh kiểm tra phối hợp, căn cứ các quy định của Luật khoáng sản, thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương; UBND huyện cũng đã có những chủ trương chỉ đạo đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn phải đầu tư công nghệ tiên tiến để chế biến sâu đối với một số khoáng sản có trữ lượng như: đá xây dựng, khoáng sản kim loại.
Việc khai thác, chế biến khoáng sản phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường, môi sinh, đôn đốc các cơ sở khai thác khoáng sản đã được cấp phép lập dự án cải tạo môi trường và ký quỹ phục hồi môi trường; thực hiện đầy đủ các thủ tục giao đất, cho thuê đất; có biện pháp chống xô lũ, hạn chế ảnh hưởng đến rừng đầu nguồn và diện tích canh tác của nhân dân vùng có mỏ hoạt động. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.
Trên thực tế, công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện cũng còn có những khó khăn như: do đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý TN&MT cấp huyện còn thiếu về số lượng nên đã gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản; đội ngũ cán bộ phụ trách tài nguyên khoáng sản cấp xã vẫn là kiêm nhiệm nên trình độ năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu, việc tham mưu chưa kịp thời, thiếu chính xác dẫn đến việc xử lý các vi phạm trong quản lý tài nguyên khoáng sản tại cơ sở không được kịp thời và chưa dứt điểm; mặt khác là ý thức chấp hành pháp luật về lĩnh vực TNMT của một số người dân, chủ khai khoáng còn hạn chế.
color:black;”>Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản, ông Vi Đình Thiện, Trưởng phòng TN&MT huyện Bắc Sơn cho biết: trong thời gian tới, phòng tiếp tục tham mưu với UBND huyện và phối kết hợp giữa các ngành chức năng xây dựng những biện pháp tích cực, kiên quyết và tăng cường công tác thanh kiểm tra, hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện đã dần đi vào nền nếp và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Qua đó, góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế huyện nhà nói chung.
Hồ Xuân Hương
Ý kiến ()