Bạc Liêu: Xây dựng mô hình nuôi cá sấu phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế ổn định
Một khu nuôi cá sấu của ông Trương Thanh Mai ở Phước Long- Bạc Liêu (Ảnh: K.V) –Do chủ động được đầu ra trong việc tiêu thụ sản phẩm, ba năm trở lại đây nghề nuôi cá sấu ở Bạc Liêu được mở rộng. Các ngành chức năng và hộ nuôi cá sấu ở địa phương này đã có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ để sản phẩm làm ra không bị tồn đọng.Hiện nay, đàn cá sấu của tỉnh Bạc Liêu có khoảng hơn 323.000 con. Do lợi nhuận mang lại khá cao, nên nhiều bà con tiếp tục gây nuôi cá sấu. Đến nay, đàn cá sấu đang phát triển mạnh, tăng hơn 100% so với cùng kỳ năm 2010. Nhiều chủ hộ nuôi cá sấu nổi tiếng như ông Trần Phước Đáng, xã Tân Phong, huyện Giá Rai, ông Trần Hoàng Minh, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, ông Trương Thanh Mai ở ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long... đã đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng trang trại với quy mô khép kín, không chỉ nuôi mà còn cung cấp con giống, hợp đồng thu mua cá sấu...
– Do chủ động được đầu ra trong việc tiêu thụ sản phẩm, ba năm trở lại đây nghề nuôi cá sấu ở Bạc Liêu được mở rộng. Các ngành chức năng và hộ nuôi cá sấu ở địa phương này đã có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ để sản phẩm làm ra không bị tồn đọng.
Hiện nay, đàn cá sấu của tỉnh Bạc Liêu có khoảng hơn 323.000 con. Do lợi nhuận mang lại khá cao, nên nhiều bà con tiếp tục gây nuôi cá sấu. Đến nay, đàn cá sấu đang phát triển mạnh, tăng hơn 100% so với cùng kỳ năm 2010. Nhiều chủ hộ nuôi cá sấu nổi tiếng như ông Trần Phước Đáng, xã Tân Phong, huyện Giá Rai, ông Trần Hoàng Minh, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, ông Trương Thanh Mai ở ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long… đã đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng trang trại với quy mô khép kín, không chỉ nuôi mà còn cung cấp con giống, hợp đồng thu mua cá sấu thương phẩm xuất khẩu, tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước. Nhiều chủ trang trại cá sấu khi cung cấp giống cho bà con nông dân đã hướng dẫn cách xây dựng chuồng trại, cho ăn, quản lý, chăm sóc và phòng trị bệnh để người tham gia nuôi cá sấu có lợi nhuận cao.
Theo kinh nghiệm của những người nuôi cá sấu thành côngở Bạc Liêu, hệ thống chuồng nuôi phải được bố trí hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt, nước xả từ các ô chuồng theo mương dẫn xuống ao chứa nước, sau đó sử dụng chế phẩm EM để xử lý trong 15 ngày , đưa vào ao nuôi cá phi, phân cá sấu được xử lý làm phân bón cho cây ăn trái. Ngoài ra, có thể nuôi thêm đàn lợn để tận dụng triệt để nguồn thức ăn thừa của cá sấu. Chủ trang trại cá sấu Trương Thanh Mai ở huyện Phước Long còn liên kết với công tyThức ăn chăn nuôi Bạc Liêu nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất thức ăn côngnghiệp phục vụ cho việc chăn nuôi cá sấu.
Nhằm giúp các chủ hộ nắm bắt kiến thức khoa học áp dụng vào nuôi cá sấu mang lại thu nhập cao, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bạc Liêu đã thường xuyên phối hợp cùng chi cục Thú y tổ chức các lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi cá sấu” cho các học viên là cán bộ kỹ thuật Trung tâm khuyến nông-khuyến ngư, chủ trang trại lớn nuôi cá sấu tham gia khóa học, các học viên được hướng dẫn những nội dung như: Giới thiệu về đặc điểm sinh học của cá sấu; xây dựng chuồng trại an toàn cho người nuôi và môi trường xung quanh; chọn giống, chăm sóc, phòng trị những bệnh thường gặp trên cá sấu. Các lớp tập huấn này nhằm trang bị cho cán bộ kỹ thuật Trung tâm khuyến nông-khuyến ngư và người nuôi cá sấu những kỹ thuật cơ bản, từ đó, tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi cũng như phòng trị bệnh cho cá sấu. |
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()