Là một tỉnh nông nghiệp thuần túy sản phẩm hàng hóa chưa phong phú, sức cạnh tranh còn kém. Những năm qua Bạc Liêu đã khai thác mọi tiềm năng để phát triển. Theo đó hướng đi của Bạc Liêu giai đoạn 2011 - 2015 là thúc đẩy hợp tác đầu tư với các địa phương trong cả nước và các đối tác nước ngoài, để phát triển ngành công nghiệp chế biến, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị xuất khẩu cũng như ưu tiên phát triển công nghiệp điện gió và năng lượng.Trong thu hút đầu tư, tập trung cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thân thiện, cởi mở để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, nhất là về cải cách thủ tục hành chính theo hướng thuận lợi cho các nhà đầu tư, rút ngắn thời gian thỏa thuận vị trí đất, giao đất, cấp giấy phép đầu tư, giảm bớt đầu mối trong việc lập thủ tục đầu tư, kịp thời ban hành chính sách ưu đãi đầu tư, tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư, doanh nghiệp, gặp gỡ,...
Là một tỉnh nông nghiệp thuần túy sản phẩm hàng hóa chưa phong phú, sức cạnh tranh còn kém. Những năm qua Bạc Liêu đã khai thác mọi tiềm năng để phát triển. Theo đó hướng đi của Bạc Liêu giai đoạn 2011 – 2015 là thúc đẩy hợp tác đầu tư với các địa phương trong cả nước và các đối tác nước ngoài, để phát triển ngành công nghiệp chế biến, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị xuất khẩu cũng như ưu tiên phát triển công nghiệp điện gió và năng lượng.
Trong thu hút đầu tư, tập trung cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thân thiện, cởi mở để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, nhất là về cải cách thủ tục hành chính theo hướng thuận lợi cho các nhà đầu tư, rút ngắn thời gian thỏa thuận vị trí đất, giao đất, cấp giấy phép đầu tư, giảm bớt đầu mối trong việc lập thủ tục đầu tư, kịp thời ban hành chính sách ưu đãi đầu tư, tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư, doanh nghiệp, gặp gỡ, phản ánh tình hình… Nhờ vậy số lượng nhà đầu tư đến tìm hiểu và đăng ký các dự án đang được tỉnh mời gọi ngày càng nhiều, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh năm 2011 tăng 29 bậc (từ hạng 59 lên 30 so với năm 2010). Điển hình như dự án Bạc Liêu Tower do Tập đoàn Dầu khí xây dựng, nhà máy điện gió do khu du lịch Hồ Nam liên doanh với Công ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đầu tư, các chợ Trần Huỳnh, Thủy sản Cấu Xáng và các dự án chế biến lương thực, thực phẩm đã góp phần đưa giá trị hàng hóa xuất khẩu của Bạc Liêu lên con số 240 triệu USD. Mặc dù đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ, nhưng Bạc Liêu vẫn còn đó những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Nông dân các huyện: Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân vẫn còn nguyên ý thức giữ gìn những miệt vườn đơm đầy hoa trái như: Xoài, mãng cầu, chôm chôm, ổi, mít tạo nên sức hút vô hình, mời gọi du khách trong và ngoài nước đến với Bạc Liêu ngày càng đông hơn.
Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Võ Văn Dũng cho biết: Với bờ biển dài ngót 100 km, có nguồn gió từ biển thổi vào quanh năm, có hệ thống kênh, rạch và cảng nước sâu Gành Hào, Bạc Liêu sẽ dựa vào tiềm năng của biển để phát triển công nghiệp. Trong đó có Trung tâm Điện gió Bạc Liêu với hơn 100 trụ cột đã phát điện hòa vào lưới điện quốc gia. Nếu tới đây có thêm trung tâm điện lực ở huyện Hòa Bình thì Bạc Liêu sẽ là trung tâm năng lượng ở đồng bằng sông Cửu Long. Bạc Liêu còn trình Chính phủ cho xây dựng cảng nước sâu Gành Hào thành cảng tiếp nhận than cho Trung tâm Điện lực Bạc Liêu (công suất cảng Gành Hào đạt tới 2 triệu tấn/năm). Để tạo điều kiện kết nối Bạc Liêu với Kiên Giang, Hậu Giang, tới đây, Bộ Giao thông vận tải sẽ đầu tư xây dựng hai tuyến đường ngang TP Hồ Chí Minh qua Bạc Liêu gồm tuyến Hộ phòng đi chợ Hội, đường Gành Hào, Giá Rai, Canh Đền đi Vĩnh Thuận Kiên Giang… Khi ấy mọi tiềm năng của biển, của đất, của trời (điện gió) sẽ được phát huy. Bạc Liêu sẽ giàu, sẽ mạnh, cùng với cả nước.
Theo Nhandan
Ý kiến ()