Bạc Liêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HÐH
Tỉnh Bạc Liêu vừa đề ra mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2011; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13%. Theo đó, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH; giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Năm 2011, tỉnh phấn đấu tổng sản lượng lúa đạt 833 nghìn tấn; sản lượng thủy sản 250 nghìn tấn; kim ngạch xuất khẩu 240 triệu USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5.800 tỷ đồng; tổng thu ngân sách 769 tỷ đồng; đào tạo, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 27 nghìn lao động; đưa thu nhập bình quân đầu người lên hơn 23 triệu đồng/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn 17%...Để đạt mục tiêu này, Tỉnh ủy Bạc Liêu triển khai đồng bộ các giải pháp trọng tâm: Tập trung công tác quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, quy hoạch 15 nghìn ha nuôi tôm công nghiệp tập trung, 29 nghìn ha lúa - tôm;...
Tỉnh Bạc Liêu vừa đề ra mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2011; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13%. Theo đó, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH; giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Năm 2011, tỉnh phấn đấu tổng sản lượng lúa đạt 833 nghìn tấn; sản lượng thủy sản 250 nghìn tấn; kim ngạch xuất khẩu 240 triệu USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5.800 tỷ đồng; tổng thu ngân sách 769 tỷ đồng; đào tạo, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 27 nghìn lao động; đưa thu nhập bình quân đầu người lên hơn 23 triệu đồng/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn 17%…
Để đạt mục tiêu này, Tỉnh ủy Bạc Liêu triển khai đồng bộ các giải pháp trọng tâm: Tập trung công tác quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, quy hoạch 15 nghìn ha nuôi tôm công nghiệp tập trung, 29 nghìn ha lúa – tôm; xây dựng nhiều cánh đồng đạt 110 triệu đồng/ha/năm; đẩy mạnh đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh; nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp; đổi mới và vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách thu hút đầu tư; thực hiện đồng bộ các giải pháp về giáo dục, đào tạo, dạy nghề, bảo đảm an sinh xã hội; thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng – an ninh, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội… Các cấp, các ngành trong tỉnh tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; khắc phục hạn chế, yếu kém về việc quy hoạch, về xây dựng cơ bản; đẩy mạnh cải cách hành chính; nỗ lực thu hút đầu tư.
* Tỉnh ủy Quảng Bình vừa tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình phát triển kinh tế – xã hội, công tác xây dựng Đảng năm 2010; đề ra các nhiệm vụ, giải pháp tập trung lãnh đạo trong năm 2011.
Năm 2010, tỉnh Quảng Bình gặp nhiều khó khăn, nhất là thiệt hại nghiêm trọng qua hai trận lũ lớn. Với sự nỗ lực, phấn đấu của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, tình hình kinh tế – xã hội năm 2010 của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,9%; sản lượng lương thực 25,4 vạn tấn; thu ngân sách đạt hơn 1.300 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,46%. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến mới trên các lĩnh vực. Tình hình tư tưởng trong Đảng bộ và nhân dân ổn định, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng được nâng lên. Việc tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp cùng với phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và thực hiện Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh' đã tạo thêm động lực mới để Quảng Bình thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2010.
Năm 2011, Tỉnh ủy Quảng Bình đã đề ra sáu nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội; trong đó, tập trung lãnh đạo để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường; phấn đấu có 11.500 ha đạt giá trị canh tác từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên; khai thác tiềm năng vùng đồi phía tây để trồng cao-su; tập trung tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án trọng điểm; mời gọi, ưu tiên đầu tư phát triển du lịch ở Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; thực hiện các chính sách tạo việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động để cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
* Tỉnh ủy Ninh Thuận vừa tổ chức sơ kết bốn năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/T.Ư về 'tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới' triển khai Chỉ thị 48-CT/T.Ư của Bộ Chính trị về 'tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới'.
Những năm qua, thực hiện việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh quốc gia theo Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị, quán triệt và triển khai Chỉ thị gắn với việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 08-NQ/T.Ư của Bộ Chính trị (khóa VIII) về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới, Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đến nay, 100% ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc, đảng bộ xã, phường, thị trấn và các chi, đảng bộ cơ sở đã tổ chức học tập, quán triệt, xây dựng chương trình hành động và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 05. Qua đó, toàn thể đảng viên, cán bộ, công nhân viên và quần chúng nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã nâng cao về nhận thức, tư tưởng truyền thống đấu tranh cách mạng của địa phương được phát huy… Từ đó, những âm mưu, phương thức, thủ đoạn lợi dụng dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc, chống phá đều được phát hiện, đấu tranh ngăn chặn kịp thời; giải quyết các vấn đề phát sinh trong tôn giáo, dân tộc theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh nội bộ, văn hóa tư tưởng, an ninh kinh tế và an ninh thông tin.
Hội nghị cũng đã thông qua dự thảo Chương trình hành động của Tỉnh ủy Ninh Thuận về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/T.Ư, triển khai Chỉ thị 48-CT/T.Ư của Bộ Chính trị về 'tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới'. Trên cơ sở đó, các cấp ủy Đảng ở địa phương tập trung triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị 48; chương trình hành động của Tỉnh ủy đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân; góp phần bảo đảm an ninh quốc gia và phòng chống tội phạm có hiệu quả trong tình hình mới.
Theo Nhandan
Ý kiến ()