LSO_Thường khi đến mùa thu hoạch thóc, lúa chất đầy nhà với khuôn mặt rạng ngời niềm vui thì vụ mùa năm nay, bà con nông dân xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập lại không có được niềm vui đó vì vụ mùa bị thất bát. Đang là mùa thu hoạch rộ nhưng cuộc sống của đồng bào các dân tộc nơi đây lại rất lao đao. Nỗi lo vì bị thiếu đói hiện rõ trên từng khuôn mặt khắc khổ của bà con nông dân.Căn nhà chống hơ, chống hoác không có thứ gì giá trị ngoài một rổ sắn được chuẩn bị cho bữa trưa của gia đình chị Lý Thị Mai, thôn Khe Phạ khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Chị Mai cho biết: gia đình có 5 miệng ăn nhưng chỉ có 2 sào ruộng, năm nào được mùa thì gia đình vẫn bị thiếu đói giáp hạt từ 3-4 tháng. Vụ mùa năm nay, khi lúa vừa trổ bông thì bị dịch rầy nâu phá hoại, làm cháy toàn bộ 2 sào ruộng, không thu hoạch được chút nào, nên đã từ nhiều ngày nay, gia đình chị phải thường xuyên ăn sắn thay...
LSO_Thường khi đến mùa thu hoạch thóc, lúa chất đầy nhà với khuôn mặt rạng ngời niềm vui thì vụ mùa năm nay, bà con nông dân xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập lại không có được niềm vui đó vì vụ mùa bị thất bát. Đang là mùa thu hoạch rộ nhưng cuộc sống của đồng bào các dân tộc nơi đây lại rất lao đao. Nỗi lo vì bị thiếu đói hiện rõ trên từng khuôn mặt khắc khổ của bà con nông dân.
Căn nhà chống hơ, chống hoác không có thứ gì giá trị ngoài một rổ sắn được chuẩn bị cho bữa trưa của gia đình chị Lý Thị Mai, thôn Khe Phạ khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Chị Mai cho biết: gia đình có 5 miệng ăn nhưng chỉ có 2 sào ruộng, năm nào được mùa thì gia đình vẫn bị thiếu đói giáp hạt từ 3-4 tháng. Vụ mùa năm nay, khi lúa vừa trổ bông thì bị dịch rầy nâu phá hoại, làm cháy toàn bộ 2 sào ruộng, không thu hoạch được chút nào, nên đã từ nhiều ngày nay, gia đình chị phải thường xuyên ăn sắn thay cơm, 2 đứa con nhỏ được ưu tiên hơn một chút là ăn “cháo loãng”. Ông Lý Văn Tựu, trưởng thôn Khe Phạ cho biết: vụ mùa năm nay, toàn thôn cấy được 15 mẫu, nhưng khi lúa đến thì con gái, làm đòng đã xuất hiện dịch rầy hại lúa, mặc dù bà con đã phun thuốc nhưng vẫn không dập được dịch, nhiều thửa ruộng bị cháy hàng loạt, một số hộ sót của lùa đàn trâu ra ăn khi lúa mới ngả sang màu vàng úa nhưng trâu cũng không buồn ăn. Toàn thôn bị mất mùa đến 80%, trong đó có 4 hộ bị mất trắng. Giống như thôn Khe Phạ, 50% diện tích lúa mùa của thôn Khe Chòi cũng bị mất mùa, trong đó, nhiều hộ bị mất từ 60-80%. Các thôn còn lại của xã Bắc Lãng, lúa mùa cũng đều bị dịch rầy phá hoại làm ảnh hưởng lớn đến năng suất. Theo thống kê sơ bộ, vụ mùa năm nay, toàn xã bị giảm năng suất trên 40%, trong đó có nhiều hộ bị mất trắng.
|
Nông dân xã Bắc Lãng thu hoạch lúa mùa |
Qua tìm hiểu được biết, xã Bắc Lãng chưa bao giờ bị dịch sâu rầy phá hoại nặng nề như năm nay. Rầy xuất hiện nhiều, lây lan nhanh làm chính quyền xã, bà con nông dân trở tay không kịp. Vì vậy, mặc dù đã chạy đôn, chạy đáo, hỏi cán bộ chuyên môn, phun thuốc đến vài lần nhưng vẫn không cứu được đồng ruộng. Một nguyên nhân nữa được xác định là do năm nay, ngoài giống truyền thống thường được sử dụng trong vụ mùa là bao thai thì bà con đã tự đưa thêm một số giống mới không rõ nguồn gốc, chất lượng vào sản xuất. Tại những thửa ruộng này, rầy xuất hiện nhiều, lúa cháy rụi, bà con hầu như không thu hoạch được chút nào. Đang là mùa thu hoạch nhưng đến thăm các hộ gia đình của xã chúng tôi nhận thấy, hộ nào thu được nhiều nhất cũng chỉ có vài bao thóc, nhiều bó lúa bà con đã gặt về nhưng không buồn tuốt vì hạt lép chiếm đến 3/4.
Ông Vũ Đăng Huệ, Phó Chủ tịch HĐND xã Bắc Lãng cho biết: vụ mùa thất bát, rất nhiều hộ gia đình trong xã đã và sẽ phải đối mặt với thiếu đói từ 5-7 tháng. Hiện nay, xã đang khẩn trương rà soát toàn bộ diện tích lúa bị mất mùa, lập danh sách những hộ bị thiếu đói đề nghị tỉnh, huyện xem xét cấp gạo cứu đói giáp hạt, nhất là vào tháng Tết Nguyên Đán, đảm bảo mọi gia đình đều có gạo để ăn tết, quan tâm, hỗ trợ giống, vật tư nông nghiệp cho bà con nông dân trong sản xuất vụ tiếp theo. Bên cạnh đó, xã cũng đã chỉ đạo các thôn khẩn trương làm đất, đẩy nhanh tiến độ sản xuất, trồng cây vụ đông như: khoai lang, khoai tây để bà con có cái ăn trong một vài tháng tới…Đồng thời, xã sẽ rút kinh nghiệm trong sản xuất, tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền, vận động bà con sử dụng giống lúa đảm bảo chất lượng, ít sâu bệnh, kiên quyết không để người dân tự ý đưa những giống lúa không rõ nguồn gốc không đảm bảo chất lượng vào sản xuất.
Đức Anh
Ý kiến ()