Với Bác Hồ, bằng tấm gương đạo đức của bản thân đã chinh phục trái tim và khối óc của mọi tầng lớp nhân dân. Đã hơn 40 năm trôi qua kể từ ngày Bác đi xa, Trung thu đến nhìn vầng trăng vừa đẹp, vừa tròn, thiếu nhi Việt Nam không còn được Bác làm thơ và gửi thư nữa. Nhưng tấm lòng yêu thương và những lời dạy của Người vẫn luôn lắng đọng trong lòng biết bao người dân đất Việt. Cứ mỗi dịp Trung thu về, chúng ta lại thấy như Bác vẫn đang ân cần căn dặn, chia kẹo cho thiếu nhi; như Bác đang đánh máy bài thơ vừa sáng tác để động viên các cháu rèn luyện, phấn đấu thành những con ngoan, trò giỏi. Và các thế hệ thiếu nhi cả nước vẫn luôn cất cao lời hát:
LSO-Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt, không chỉ về vật chất mà cả tinh thần cho các cháu thiếu niên, nhi đồng yêu quý. Hằng năm, cứ vào dịp Trung thu, Bác thường đi thăm hoặc gửi quà cho thiếu nhi. Có một số năm, vào dịp Trung thu Bác còn gửi thư khen hoặc làm thơ tặng thiếu nhi với tất cả tấm lòng trìu mến và một tình thương bao la, nồng ấm.
Bác Hồ với thiếu nhi – Ảnh: Tư liệu
Những vần thơ của Bác chan chứa tình cảm, nhập vào lòng người một cách tự nhiên, Bác viết:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”.
Hay: “Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác có mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung”.
Trong ký ức của mỗi người chúng ta, đã có biết bao nhiêu câu chuyện về Bác Hồ với thiếu nhi. Có lần Bác đã nói: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái, nước Việt Nam là đại gia đình của tôi”. Những lần Bác đến thăm các cháu, ta thấy Bác trẻ lại, Bác tươi cười hỏi han, chia kẹo cho các cháu và thật tự nhiên, các cháu cũng chạy ùa đến với Bác như đến với một người ông gần gũi.
Trong các bài nói và viết của Bác về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ không chỉ chứa đựng những tư tưởng quan điểm cơ bản mà còn có cả những lời chỉ bảo ân cần, rất cụ thể và gần gũi thực tế. Trong trái tim nhân ái của Người, trẻ em được ví như “búp trên cành” cần được che chở, chăm sóc và nâng niu để nở hoa tươi thắm, khỏe mạnh và tỏa hương cho đời. Người đã đặt niềm tin yêu vào những chủ nhân tương lai của đất nước, rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Bác tin tưởng, động viên các cháu:
“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình
Để tham gia kháng chiến
Để gìn giữ hòa bình
Các cháu hãy cố gắng
Cháu Bác Hồ Chí Minh”.
Thơ Bác cũng là một hình thức tuyên truyền cách mạng, kêu gọi mọi người dân Việt Nam đứng lên chống giặc ngoại xâm như bài “Trẻ chăn trâu”. Bác đau đớn thốt lên:
“Vì ai ngăn cấm học hành?
Vì ai ta phải chịu đành dốt ngây”
Từ xót xa ấy Bác lý giải nguyên nhân:
“Ấy là vì Nhật, vì Tây
Ra tay vơ vét, đọa đày chúng ta”.
Người động viên, giác ngộ các cháu phải hành động qua bài “Kêu gọi trẻ em”:
“Vậy nên trẻ em nước ta
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh
Người lớn cứu nước đã đành
Trẻ em cũng góp phần mình một tay”.
Để đến khi đất nước chúng ta dành thắng lợi, thì trẻ em mới thực sự được cưng chiều:
“Bao giờ đánh đuổi Nhật, Tây
Trẻ em ta sẽ là bầy con ngoan”.
Sau này trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với các cháu thiếu niên, nhi đồng miền Nam, Bác dành tình cảm thật đặc biệt, trong thơ gửi gắm mong ước cháy bỏng của Người vào ngày Bắc-Nam sum họp:
“Bắc Nam sẽ sum họp một nhà
Bác cháu ta gặp mặt, trẻ già vui chung
Nhớ thương các cháu vô vùng
Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi”.
Hay là: “Đến ngày Nam Bắc một nhà/ Các cháu xúm xít thì ta vui lòng”.
Trước lúc đi xa, Người đã để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn dân, toàn Đảng và đặc biệt “cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”. Trong mỗi giai đoạn cách mạng cũng như cuộc đời đầy cống hiến và hy sinh của mình, trẻ em luôn là lớp “công dân đặc biệt” được Bác Hồ dành sự quan tâm sâu sắc. Chăm lo cho thế hệ trẻ, cho trẻ em thể hiện trong phong cách sống, trong đạo đức, trong tầm nhìn chiến lược và khoa học của Người. Trong bản Di chúc của mình, Bác Hồ đã hai lần nhắc đến nhi đồng. Đoạn mở đầu, Bác viết: “Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp 2 miền Nam-Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”. Ở đoạn kết thúc, Bác lại viết: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng”.
Với Bác Hồ, bằng tấm gương đạo đức của bản thân đã chinh phục trái tim và khối óc của mọi tầng lớp nhân dân. Đã hơn 40 năm trôi qua kể từ ngày Bác đi xa, Trung thu đến nhìn vầng trăng vừa đẹp, vừa tròn, thiếu nhi Việt Nam không còn được Bác làm thơ và gửi thư nữa. Nhưng tấm lòng yêu thương và những lời dạy của Người vẫn luôn lắng đọng trong lòng biết bao người dân đất Việt. Cứ mỗi dịp Trung thu về, chúng ta lại thấy như Bác vẫn đang ân cần căn dặn, chia kẹo cho thiếu nhi; như Bác đang đánh máy bài thơ vừa sáng tác để động viên các cháu rèn luyện, phấn đấu thành những con ngoan, trò giỏi. Và các thế hệ thiếu nhi cả nước vẫn luôn cất cao lời hát:
“Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam”.
Mai Tùng
Ý kiến ()