LSO-Trong “Sửa đổi lối làm việc” viết tháng 10 năm 1947, nói về phê bình, Bác Hồ chỉ rõ “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi lối làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ”. Dù là phê bình trực tiếp, trong sinh hoạt nội bộ, hay phê bình gián tiếp qua đơn thư, báo chí thì mục đích của phê bình vẫn nhất quán là làm cho sự đoàn kết gắn bó keo sơn hơn, sự thống nhất bền chặt, vững chắc hơn và cuối cùng là sức mạnh được tăng lên gấp bội. Sau này, ngày 8/9/1962, nói chuyện với Đại hội lần thứ ba Hội Nhà báo Việt Nam, Bác Hồ lại một lần nữa nhấn mạnh đến mục đích của phê bình: “Phê bình và tự phê bình là vũ khí rất cần thiết và rất sắc bén, nó giúp chúng ta sửa chữa sai lầm và phát triển ưu điểm”. Và Người khẳng định “Vì khéo lợi dụng nó mà Đảng ta và dân ta ngày càng tiến bộ. Đối với báo chí cũng vậy”. Báo Lạng...
LSO-Trong “Sửa đổi lối làm việc” viết tháng 10 năm 1947, nói về phê bình, Bác Hồ chỉ rõ “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi lối làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ”. Dù là phê bình trực tiếp, trong sinh hoạt nội bộ, hay phê bình gián tiếp qua đơn thư, báo chí thì mục đích của phê bình vẫn nhất quán là làm cho sự đoàn kết gắn bó keo sơn hơn, sự thống nhất bền chặt, vững chắc hơn và cuối cùng là sức mạnh được tăng lên gấp bội. Sau này, ngày 8/9/1962, nói chuyện với Đại hội lần thứ ba Hội Nhà báo Việt Nam, Bác Hồ lại một lần nữa nhấn mạnh đến mục đích của phê bình: “Phê bình và tự phê bình là vũ khí rất cần thiết và rất sắc bén, nó giúp chúng ta sửa chữa sai lầm và phát triển ưu điểm”. Và Người khẳng định “Vì khéo lợi dụng nó mà Đảng ta và dân ta ngày càng tiến bộ. Đối với báo chí cũng vậy”.
Báo Lạng Sơn đến với đảng viên Chi bộ thôn
Khau Khe, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc
Ảnh: THẾ BẢO
Cũng nên nói, lâu nay không ít người có thói quen tư duy khô cứng, một chiều, hậu quả của lối tư duy thời bao cấp, nói đến báo chí, văn nghệ là nghĩ ngay đến bài đăng, vở diễn khen ngợi, tụng ca. Ít người giở báo ra lại tìm đọc ngay bài viết, ý kiến góp ý, phê bình, nhắc nhở những việc ngang tai trái mắt. Nhưng ngay từ ngày 6/6/1953, trong bài “Phải chống bệnh quan liêu…”, ký tên C.B, Bác Hồ đã nêu bật nhiệm vụ của báo chí là vừa biểu dương cái tốt, vừa phê bình cái chưa tốt: “Các báo chí cần phải nêu những việc kiểu mẫu, phân tách rõ ràng, làm cho mọi người nhận rõ: quan liêu, tham ô, lãng phí là tội ác. Và do đó mà khuyến khích quần chúng, mở rộng phong trào phê bình từ dưới lên”. Về phương pháp phê bình trên báo, Bác Hồ khuyên: “Khi nhận được phê bình của quần chúng, thì không nên vội đăng, mà phải lựa chọn, điều tra. Khi phải trái đã rõ ràng mới đăng lên báo. Như vậy, phê bình mới có kết quả thiết thực”. Người còn căn dặn: “Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn”. Báo chí không chỉ đăng bài viết, ý kiến phê bình do nhà báo viết, mà còn có nhiệm vụ không kém phần quan trọng là: “Phải làm cho quần chúng hăng hái phê bình, nhưng đồng thời phải lãnh đạo việc phê bình của quần chúng. Như vậy, thì mối quan hệ giữa báo chí và quần chúng càng thêm chặt chẽ, và việc quần chúng và báo chí giúp giáo dục cán bộ cũng có kết quả hơn”. Là nhà báo lão luyện, nên mỗi khi có dịp là Bác Hồ lại nhắc nhở báo chí và nhà báo phải nắm vững một đặc trưng quan trọng của báo chí cách mạng là tính trung thực. Mà trong phê bình thì tính trung thực lại càng phải đặt lên hàng đầu, vì phê bình là để “trị bệnh cứu người”, mà thiếu tính trung thực thì làm sao bốc được đúng thuốc. Thế nên Bác dặn: “Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn”. Trong Đại hội Hội Nhà báo lần thứ ba Bác nhấn mạnh: “Phê bình phải nghiêm chỉnh, nói có sách, mách có chứng. Phải phê bình với tinh thần thành khẩn, xây dựng “trị bệnh cứu người”. Chớ phê bình lung tung không chịu trách nhiệm”. Một khi báo chí đã phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn trên tinh thần xây dựng, “trị bệnh cứu người” thì tập thể, cá nhân được phê bình cũng cần có thái độ đúng mực. Trong lời dặn, Bác Hồ dùng chữ “được phê bình” và nhấn mạnh cả 3 chữ, điều đó vượt xa tầm suy nghĩ và cách nói của một số người là “bị phê bình”, như hàm chứa cái gì oan ức. Khi đã coi phê bình như gặp bạn tốt bảo mặt mình có vết nhọ để biết mà rửa, thì trong thái độ tiếp nhận phê bình phải thẳng thắn, minh bạch ở người được phê bình: “Phê bình đúng thì phải đăng báo nhận khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa. Nếu phê bình sai, thì đăng báo giải thích”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà báo vĩ đại, những điều mà Bác đã nêu về kinh nghiệm làm báo và viết báo là vô cùng thiết thực và bổ ích.
Lê Hải Yến
Ý kiến ()