Thứ 7, 23/11/2024 22:02 [(GMT +7)]
Bác Hồ - tấm gương vì nông dân
Thứ 5, 14/10/2010 | 09:31:00 [(GMT +7)] A A
LSO-Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ dành nhiều thời gian, trí tuệ, công sức cho đấu tranh giải phóng nông dân, cho công tác vận động nông dân, xây dựng Hội nông dân vững mạnh.
Trong giai đoạn hoạt động ở nước ngoài, Bác Hồ đấu tranh không mệt mỏi cho quyền lợi nông dân. Năm 1923, Bác dự Đại hội Quốc tế Nông dân tổ chức tại Mát-xcơ-va và Bác được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Ngay sau Đại hội đó, đấu tranh cho quyền lợi nông dân, Bác tố cáo chủ nghĩa tư bản dìm nông dân “trong ngu dốt”, áp bức nông dân, đem rượu và thuốc phiện “làm tiêu mòn nòi giống” nông dân, làm nông dân “mất hết quyền tự do cá nhân, mất hết quyền lợi chính trị và xã hội”, do đó đã hạ nông dân “xuống ngang hàng với súc vật chở đồ”. Bác còn tố cáo chủ nghĩa tư bản đẩy nông dân “vào cảnh phá sản khốn cùng”, lại còn bắt nông dân “lìa bỏ gia đình, đồng ruộng”, đem nông dân “làm mồi cho súng đạn”, ném nông dân “vào những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn đánh lại những dân bản xứ khác hoặc chống lại nông dân, thợ thuyền ở chính quốc”. Tố cáo chủ nghĩa tư bản áp bức, bóc lột nông dân, Bác kêu gọi nông dân lao động ở các nước thuộc địa hãy đoàn kết, hãy “phát huy ý thức giai cấp của mình” và gia nhập Hội nông dân để cho “hàng ngũ Hội thêm đông đảo”. Năm 1927, tại Quảng Châu, Trung Quốc, mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam, Bác Hồ đã chỉ rõ nỗi thống khổ của nông dân nước ta “dân cày ta rất là cực khổ, nghề không có mà làm, đất không đủ mà cày, đến nỗi cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc”, phải chết đói, bán vợ đợ con, đem thân làm nô lệ và Bác nhấn mạnh: “Nếu dân cày Việt Nam muốn thoát khỏi vòng cay đắng ấy, thì phải tổ chức nhau để kiếm đường giải phóng”. Tại các lớp, chăm lo công tác vận động nông dân, xây dựng Hội nông dân, Bác đã đề cập “cách tổ chức dân cày” vào Hội nông dân: “Làng nào đã có 3 người tình nguyện vào hội thì tổ chức được một hội làng, 3 làng có hội thì tổ chức hội tổng, 3 tổng có hội thì tổ chức hội huyện, 3 huyện có hội thì tổ chức tỉnh, 3 tỉnh có hội thì tổ chức hội nước”.
tled-1.jpg” alt=””> |
Hồ Chủ tịch tát nước chống hạn ở cánh đồng Quang Tó, xã Đại Thanh, tỉnh Hà Tây (1958) – Ảnh: Tư liệu |
Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, hoạt động cách mạng ở nước ngoài, năm 1941, Bác Hồ về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 11-1949, là Chủ tịch nước, đặt biệt quan tâm đến nông dân, đến công tác vận động nông dân nước ta, Bác Hồ gửi thư cho cán bộ nông dân, căn dặn cán bộ nông dân làm công tác vận động nông dân phải: “Tổ chức hội nông dân thật chặt chẽ. Đoàn kết nông dân thật khăng khít. Huấn luyện nông dân thật giác ngộ. Lãnh đạo nông dân hăng hái đấu tranh cho lợi ích của nông dân, của Tổ quốc”. Bác còn căn dặn cán bộ nông dân phải “tránh bệnh chủ quan, bệnh hình thức, bệnh giấy tờ”, phải “chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ” thì công tác vận động nông dân mới có kết quả tốt, mới làm cho đông đảo nông dân vào Hội nông dân cứu quốc để “phấn đấu cho mục đích của mình và tích cực tham gia công cuộc kháng chiến, kiến quốc”. Tháng 3 năm 1951, chăm lo công tác vận động nông dân, Bác đã gửi thư cho Hội nghị Nông dân cứu quốc toàn quốc lần thứ hai. Trong thư, Bác chỉ rõ: “Đa số dân ta là nông dân. Mỗi việc đều phải dựa vào nông dân. Nông dân giác ngộ hăng hái thì kháng chiến mới mau thắng lợi, kiến quốc mới chóng thành công, nông dân mới được giải phóng” và Bác nhấn mạnh: “Hội nông dân cứu quốc phải thiết thực tổ chức rộng rãi và chặt chẽ, nhất là kết nạp thanh niên và phụ nữ nông thôn vào Hội làm cho Hội đông thêm, mạnh thêm, hăng hái thêm. Đồng thời phải giáo dục hội viên lấy việc thực tế hàng ngày mà dạy cho nông dân, làm cho Hội nông dân cứu quốc thành một lực lượng mạnh mẽ để thi hành mọi chính sách của Chính phủ và của Liên Việt”.
Đặc biệt quan tâm đến nông dân, những năm tháng cuối đời, tuy sức khỏe giảm sút, ngày càng yếu, Bác Hồ vẫn dành nhiều tâm huyết cho nông dân, dành nhiều thời gian làm việc với các đồng chí phụ trách nông nghiệp. Họp Bộ chính trị hay trong các buổi làm việc về nông nghiệp, Bác thường nhắc đến Điều lệ Hợp tác xã. Bác dặn rằng, viết Điều lệ Hợp tác xã sao cho nông dân ít học cũng hiểu được. Khi bản dự thảo Điều lệ Hợp tác xã viết xong, Bác đọc và sửa chữa rất kỹ và Bác yêu cầu chuyển nội dung bản Điều lệ Hợp tác xã sang diễn ra phát trên đài phát thanh cho nông dân dễ nhớ, dễ thuộc, để làm theo.
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()