LSO-Nhận thức một cách sâu sắc vai trò to lớn của báo chí cách mạng, Bác Hồ không chỉ trực tiếp viết báo, dùng báo chí làm diễn đàn tố cáo và tiến công địch, tuyên truyền cách mạng mà còn tự mình tổ chức ra những tờ báo cách mạng.Ngày 21 tháng 6 năm 1925, Người sáng lập và trực tiếp chỉ đạo xuất bản báo Thanh Niên, chính thức đặt nền móng cho báo chí chí cách mạng Việt Nam. Báo Thanh Niên trên thực tế đã là tờ báo tuyên truyền đường lối cách mạng, chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bác không chỉ là người sáng lập báo chí, viết báo mà còn thường xuyên căn dặn những người viết báo cách mạng. Theo cách nói của Lênin, ta hiểu báo Đảng có chức năng là người tuyên truyền tập thể, người cổ động tập thể và người tổ chức tập thể, được Người giải thích cụ thể trong thư gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng: “Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục, và tổ...
LSO-Nhận thức một cách sâu sắc vai trò to lớn của báo chí cách mạng, Bác Hồ không chỉ trực tiếp viết báo, dùng báo chí làm diễn đàn tố cáo và tiến công địch, tuyên truyền cách mạng mà còn tự mình tổ chức ra những tờ báo cách mạng.
Ngày 21 tháng 6 năm 1925, Người sáng lập và trực tiếp chỉ đạo xuất bản báo Thanh Niên, chính thức đặt nền móng cho báo chí chí cách mạng Việt Nam. Báo Thanh Niên trên thực tế đã là tờ báo tuyên truyền đường lối cách mạng, chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bác không chỉ là người sáng lập báo chí, viết báo mà còn thường xuyên căn dặn những người viết báo cách mạng. Theo cách nói của Lênin, ta hiểu báo Đảng có chức năng là người tuyên truyền tập thể, người cổ động tập thể và người tổ chức tập thể, được Người giải thích cụ thể trong thư gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng: “Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục, và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung”*
|
Bác Hồ đọc báo ở Pác Bó – Ảnh: Tư Liệu |
Trên báo chí, tuyên truyền thường được thể hiện dưới các bài luận văn, các bài giảng có tính thuyết phục về đường lối, chủ trương, chính sách của cách mạng, về tình hình thời sự, về việc vạch trần các âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù. Bác Hồ giải thích: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại”*. Còn cổ động là thể hiện dưới những khẩu hiệu hành động, những lời cổ vũ ngắn và có sức hấp dẫn, đối với địch “thì nêu những cái xấu của nó để bộ đội ta, đồng bào ta biết là chúng nó độc ác thế nào, xấu xa thế nào, để gây lòng căm thù đối với quân địch”*. Đồng thời, Người yêu cầu “Trong báo Đảng có những mục giải thích về: Lý luận Mác –Lênin. Tình hình thế giới và trong nước. Đường lối đối nội và đối ngoại của Đảng và Chính phủ. Đời sống và ý nguyện của nhân dân. Những kinh nghiệm tốt và xấu của các ngành, các địa phương”*. Bởi vì: “ Mỗi con người có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân, và phần xấu bị mất dần đi”, đó là thái độ của người cách mạng. Báo chí không chỉ tạo dư luận mà cần phải lãnh đạo, tổ chức các phong trào cách mạng của quần chúng. Phương pháp lấy gương người tốt, việc tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ, đảng viên để giáo dục lẫn nhau, lấy quần chúng để giáo dục quần chúng là rất sinh động và có sức thuyết phục lớn. Người nói: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.
Điển hình tiên tiến phải chỉ ra phương hướng giải quyết những vấn đề mà xã hội quan tâm, chỉ ra những tấm gương rèn luyện, giữ gìn phẩm chất cách mạng, để có hiệu quả xã hội cao. Bác Hồ căn dặn người làm báo:
Một là , trước hết phải trung thực, “có thế nào nói thế ấy. Bộ đội và nhân dân ta cũng đủ nhiều cái hay để nêu lên, không cần phải bịa đặt ra”*.
Hai là , cổ vũ nhân tố mới từ khi mới hình thành, có thể lúc đầu chưa được xã hội chấp nhận, có vai trò tích cực của báo chí. Do đó người viêt báo phải “sát thực tế”, “dũng cảm”, “quyết đoán”.
Ba là, người viết phải chịu khó thu thập tài liệu khách quan, đầy đủ, để có cơ sở phân tích tiến tới bản chất sự vật, bảo đảm tính chân thật của báo chí. Người viết báo phải có cả tài liệu trực tiếp và gián tiếp. Đó là những dữ liệu cần thiết để suy nghĩ, phân tích đi đến bản chất của sự việc.
Bốn là , trên cơ sở những tài liệu đã có phong phú, phải tiến tới quá trình tư duy, phân tích, nếu: “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”*.
Năm là , viết về nhân tố mới không chỉ vì nhân tố mới mà mong muốn “người khác noi theo” và “để giáo dục lẫn nhau”. Khi tấm gương tốt được phổ biến rộng rãi, trở thành phổ biến thì không chỉ một vài người, mà cả xã hội sẽ tốt lên.
Sáu là, sự thể hiện bài viết cho sinh động hấp dẫn. Bác dặn: “Chớ viết khô khan quá, phải viết cho văn chương. Vì ngày trước khác, người đọc báo chỉ muốn biết những việc thật. Còn bây giờ, sinh hoạt đã cao hơn, người ta thấy hay, thấy lạ, thấy văn chương thì mới thích đọc”*.
Bác còn căn dặn: “Báo chí ta có một địa vị quan trọng trong dư luận thế giới. Địch rất chú ý, bạn rất quan tâm đến báo chí ta. Cho nên làm báo phải hết sức cẩn thận về hình thức, về nội dung, về cách viết”*.
* Trích từ Hồ Chí Minh: toàn tập, NXB, Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2002
Mai Tùng
Ý kiến ()