Bắc Giang: Đến năm 2015, đồng bào dân tộc thiểu số không còn ở nhà tạm
UBND tỉnh Bắc Giang, vừa chỉ đạo Ban dân tộc phối hợp với các ban, ngành chức năng của tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Với nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu đến năm 2015, đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh không còn ở nhà tạm, dột nát.Những năm qua, cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể các cấp trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, tạo sự chuyển biến quan trọng về phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh (bình quân 5%/năm). Đời sống vật chất, tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Tại các xã vùng khó khăn còn trên 2.500 hộ thiếu đất sản xuất do điều kiện địa hình phức tạp, diện...
UBND tỉnh Bắc Giang, vừa chỉ đạo Ban dân tộc phối hợp với các ban, ngành chức năng của tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Với nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu đến năm 2015, đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh không còn ở nhà tạm, dột nát.
Những năm qua, cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể các cấp trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, tạo sự chuyển biến quan trọng về phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh (bình quân 5%/năm). Đời sống vật chất, tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Tại các xã vùng khó khăn còn trên 2.500 hộ thiếu đất sản xuất do điều kiện địa hình phức tạp, diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp. Chất lượng nguồn nhân lực kém; khoảng 44% thanh niên dân tộc thiểu số tuổi từ 16 đến 25 thiếu việc làm. Hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra ở một số nơi phá hỏng các công trình giao thông, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường. Tình hình an ninh, trật tự còn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn, ảnh hưởng đời sống và sản xuất của nhân dân.
Bàn giao nhà tình nghĩa tại huyện Yên Dũng. (Ảnh:TH) |
Tỉnh Bắc Giang xác định phát triển kinh tế- xã hội các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị để thực hiện tốt nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển; từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số; bảo đảm việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của mỗi dân tộc. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội toàn diện vùng dân tộc thiểu số; khắc phục tư tưởng “trông chờ, ỷ lại”; phát huy khả năng sáng tạo, nhất là những điển hình phát triển kinh tế giỏi trong các dân tộc thiểu số. Tích cực huy động và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc để từng bước đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Động viên các dân tộc nâng cao ý thức tự vươn lên thoát nghèo; thực hiện tốt phương châm “nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”.
Những mục tiêu cơ bản đến năm 2015 là: tập trung đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu, nâng cao phúc lợi xã hội, nâng cao trình độ dân trí đồng bào các dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng dịch vụ công; tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái; thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa các dân tộc, giữa vùng dân tộc với các vùng khác trong tỉnh. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sản xuất và nước sinh hoạt; đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ đảm bảo chủ động tưới tiêu cho 75% diện tích trồng lúa nước. Giảm tỷ lệ hộ nghèo các dân tộc thiểu số từ 41% xuống còn 25%; trên 80% hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh; không còn nhà ở tạm, dột nát; trên 60% thôn bản có nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% thôn bản có điện. 100% thôn bản có đủ tổ chức trong hệ thống chính trị xã hội theo quy định; an ninh chính trị xã hội được giữ vững. Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số, tăng cường và bố trí cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng vào các chức danh chủ chốt cấp xã vùng dân tộc thiểu số. Phát huy vai trò tích cực của các Già làng, Trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số. Chú trọng phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()