Bắc Cạn đưa nước sạch về thôn, bản
Bắc Cạn là một tỉnh miền núi, địa hình hiểm trở, dân cư sống thưa thớt, nhưng nhờ những nỗ lực từ nhiều phía, đến nay hầu hết các thôn, bản đều có công trình cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, góp phần tích cực cải thiện đời sống nhân dân.Những năm trước đây, bà con thôn 1B và thôn 2 thuộc xã Sĩ Bình, huyện Bạch Thông thường xuyên phải đi gánh nước dưới suối về sinh hoạt, một số gia đình có điều kiện thì mua đường ống dẫn nước từ các khe núi về nhà. Bà con đều biết đó là nguồn nước không bảo đảm vệ sinh do gia súc qua lại, cỏ rác mục, nhưng vẫn phải dùng làm nước sinh hoạt. Cách đây mấy năm, huyện sử dụng nguồn vốn Chương trình 135 đầu tư xây một bể chứa nước ở đầu nguồn rộng mười khối, một bể lọc và 20 bể nhỏ tại các điểm đông dân cư, lắp đặt đường ống dẫn về hầu hết các gia đình ở thôn 1B và thôn 2. Được cấp nước hợp vệ sinh ổn định, chất lượng cuộc sống của bà con được cải...
|
Bắc Cạn là một tỉnh miền núi, địa hình hiểm trở, dân cư sống thưa thớt, nhưng nhờ những nỗ lực từ nhiều phía, đến nay hầu hết các thôn, bản đều có công trình cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, góp phần tích cực cải thiện đời sống nhân dân.
Những năm trước đây, bà con thôn 1B và thôn 2 thuộc xã Sĩ Bình, huyện Bạch Thông thường xuyên phải đi gánh nước dưới suối về sinh hoạt, một số gia đình có điều kiện thì mua đường ống dẫn nước từ các khe núi về nhà. Bà con đều biết đó là nguồn nước không bảo đảm vệ sinh do gia súc qua lại, cỏ rác mục, nhưng vẫn phải dùng làm nước sinh hoạt. Cách đây mấy năm, huyện sử dụng nguồn vốn Chương trình 135 đầu tư xây một bể chứa nước ở đầu nguồn rộng mười khối, một bể lọc và 20 bể nhỏ tại các điểm đông dân cư, lắp đặt đường ống dẫn về hầu hết các gia đình ở thôn 1B và thôn 2. Được cấp nước hợp vệ sinh ổn định, chất lượng cuộc sống của bà con được cải thiện một cách rõ rệt. Trưởng thôn 1B Nông Quốc Diện cho biết: “Ngay sau khi đưa công trình cấp nước sinh hoạt vào sử dụng, tổ quản lý thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở bà con phải có ý thức tự bảo vệ để công trình phát huy được hiệu quả lâu dài. Hằng tháng, tổ quản lý đi kiểm tra nguồn nước, vệ sinh các bể, phát quang cây cối chung quanh các hạng mục ở đầu nguồn”.
Bắc Cạn có 86% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm gần 50%, để góp phần cải thiện đời sống nhân dân, những năm qua tỉnh sử dụng nhiều nguồn vốn đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho nhân dân. Theo thống kê của Trungtâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, giai đoạn 2006 – 2010, Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, các nguồn vốn khác đã đầu tư hơn 210 tỷ đồng để xây dựng 430 công trình nước sạch tập trungtrên địa bàn tỉnh. Bình quân, kinh phí để đưa được nước sạch tới một hộ dân là khoảng 15 triệu đồng. Năm 2011, tỉnh đầu tư 18 tỷ đồng, nhân dân đóng góp ngày công đào đắp, vận chuyển vật liệu để xây dựng thêm 24 công trình cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho hơn 1.100 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa.
Gia đình chị Vi Thị Bời ở bản Đồn II, xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Cạn phải dùng nguồn nước tự chảy để sinh hoạt hằng ngày. Thấy nguồn nước này không hợp vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình, cách đây không lâu, chị Bời đã vay tám triệu đồng từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để khoan giếng, xây bể lọc nước cho cả gia đình. Cách đó không xa, gia đình chị Hà Thị Hẹo cũng vay tám triệu đồng để khoan giếng, xây bể lọc nước, nhà tắm rất tiện lợi, hợp vệ sinh. Bản Đồn II có 52 hộ, đến nay đã có 16 hộ vay 128 triệu đồng, cả xã Xuất Hóa đã vay 724 triệu đồng làm công trình cấp nước hợp vệ sinh. Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Cạn Trần Xuân Lễ cho biết: “Đến nay toàn tỉnh có 9.627 hộ nghèo (chiếm gần 10% số hộ trong tỉnh) vay gần 73 tỷ đồng để đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt cho gia đình. Điều đặc biệt nữa là, không có gia đình nào nợ quá hạn”.
Từ các nguồn đầu tư nói trên, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tỉnh phấn đấu đến năm 2015 có 95% số dân ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 40% được sử dụng nước sạch đạt chuẩn của BộY tế.
Tuy nhiên, một số công trình cấp nước sinh hoạt tập trungdo chất lượng xây dựng thấp, không được tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên, ý thức của một bộ phận nhân dân chưa cao nên bị hư hỏng, không phát huy tác dụng hoặc cuối nguồn thường xuyên không có nước. Tại một số nơi, nhiều hộ dân tự ý mua ống đấu nối trực tiếp từ bể đầu nguồn về sử dụng, đục đường ống dẫn nước riêng làm cho công trình bị hư hỏng. Trước thực trạng đó, chính quyền xã đã thành lập các tổ quản lý, vận hành các công trình nước sinh hoạt, dùng ngân sách sửa chữa, khắc phục hư hỏng tại một số công trình. Bên cạnh đó, Trungtâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh đã mở hàng trăm lớp tập huấn quy chế quản lý và vận hành công trình cấp nước sinh hoạt tập trungở nông thôn, hướng dẫn thành lập các tổ tự quản, vận hành công trình và tuyên truyền nâng cao ý thức tự quản, bảo vệ công trình cấp nước của nhân dân.
Theo Nhandan
Ý kiến ()