LSO-Cứ đến mùng 6/02 âm lịch hàng năm, nhân dân các dân tộc huyện Cao Lộc lại nô nức đi trẩy hội Ba Sơn - ngày hội chiến thắng của khu du kích Ba Sơn, nơi đã ghi dấu biết bao chiến công lừng lẫy của quân và dân các dân tộc huyện Cao Lộc trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Tấp nập người dân tham dự lễ hội Ba Sơn - Ảnh: Thanh SơnTrong cuộc kháng chiến 9 năm thần thánh chống thực dân Pháp của dân tộc ta (1946- 1954), “Ba Sơn anh dũng” là tên gọi ngợi ca về một khu du kích mà ở đó, mỗi chiến công đều gắn liền với thắng lợi của quân và dân Lạng Sơn trên “con đường lửa số 4”- con đường đã từng vùi thây hàng nghìn quân viễn chinh Pháp, đẩy chúng tới thất bại thảm hại tại mặt trận biên giới năm 1950. Với những chiến công xuất sắc góp phần tấn công tiêu diệt địch, giải phóng quê hương, Khu du kích Ba Sơn là niềm tự hào của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc huyện Cao Lộc trong cuộc kháng...
LSO-Cứ đến mùng 6/02 âm lịch hàng năm, nhân dân các dân tộc huyện Cao Lộc lại nô nức đi trẩy hội Ba Sơn – ngày hội chiến thắng của khu du kích Ba Sơn, nơi đã ghi dấu biết bao chiến công lừng lẫy của quân và dân các dân tộc huyện Cao Lộc trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
|
Tấp nập người dân tham dự lễ hội Ba Sơn – Ảnh: Thanh Sơn |
Trong cuộc kháng chiến 9 năm thần thánh chống thực dân Pháp của dân tộc ta (1946- 1954), “Ba Sơn anh dũng” là tên gọi ngợi ca về một khu du kích mà ở đó, mỗi chiến công đều gắn liền với thắng lợi của quân và dân Lạng Sơn trên “con đường lửa số 4”- con đường đã từng vùi thây hàng nghìn quân viễn chinh Pháp, đẩy chúng tới thất bại thảm hại tại mặt trận biên giới năm 1950. Với những chiến công xuất sắc góp phần tấn công tiêu diệt địch, giải phóng quê hương, Khu du kích Ba Sơn là niềm tự hào của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc huyện Cao Lộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Khu du kích Ba Sơn bao gồm địa phận các xã: Cao Lâu, Xuất Lễ, Công Sơn, Mẫu Sơn, Hải Yến, Gia Cát, Hoà Cư của huyện Cao Lộc. Trung tâm khu du kích là xã Xuất Lễ, cách huyện lỵ 38 km. Khu Ba Sơn rộng 120 km2 có trên 43km đường biên gới tiếp giáp với Trung Quốc. Gắn bó với mảnh đất Ba Sơn giàu đẹp, bao thế hệ đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh… đã định cư lập nghiệp thành những bản làng quần tụ bên nhau. Những nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc vẫn luôn được gìn giữ và phát huy trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc khu du kích Ba Sơn. Đến Ba Sơn vào những dịp hội “lồng tồng” mùa xuân, hội làng, đám cưới… nhận thấy tính cách văn hoá dân tộc vẫn được thể hiện đậm nét qua những làn điệu hát giao duyên sli, lượn…. của đồng bào Tày, Nùng, qua những bộ y phục với hoa văn sinh động, phản ánh đặc trưng của từng dân tộc, phong cách ý nhị trong đối đáp, tự trọng, bình đẳng và hiểu biết lẫn nhau trong giao tiếp đã phần nào khẳng định cốt cách dân tộc bền vững của một quần thể văn hoá đặc thù, được hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ lịch sử. Sống trên mảnh đất biên cương của tổ quốc, phát huy truyền thống yêu quê hương, đất nước, đồng bào Ba Sơn luôn kề vai, sát cách, tương trợ lẫn nhau cùng chung sống và phát triển trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Về Ba Sơn hôm nay để thấy được quê hương anh hùng đang thay da đổi thịt từng ngày. Đời sống vật chất và tinh thần của bà con nơi đây ngày càng được nâng lên rõ rệt. Anh dũng, kiên cường trong đấu tranh giữ nước, bền bỉ, quyết tâm trong chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, nhân dân các dân tộc Ba Sơn đang nỗ lực từng ngày để xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trên mảnh đất quê hương mình. Với khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi, nhân dân các dân tộc Ba Sơn đã cần cù lao động, tạo ra các sản phẩm không những phục vụ cho cuộc sống của mình mà còn trở thành hàng hoá mang lại gía trị kinh tế cao. Đã từ lâu rượu Công Sơn, Mẫu Sơn hay Cao Lâu, Xuất Lễ; đào Mẫu Sơn; khoai tây, rau cải làn ở Gia Cát… đã trở thành thương hiệu được nhiều người biết đến, mang lại thu nhập đáng kể cho bà con nơi đây. Những năm trở lại đây, chăn nuôi phát triển mạnh ở Hải Yến, Cao Lâu, Xuất Lễ… do bà con biết tận dụng những chế phẩm dư thừa từ nghề phụ.
|
Bộ đội Biên phòng Ba Sơn giúp đồng bào Dao làm nhà ở Ảnh: Phan Cầu |
Ngày nay, một sức sống của thời đại mới văn minh, hiện đại đã và đang phát triển trên mảnh đất Ba Sơn anh dũng. Phát huy truyền thống hào hùng của quê hương khu du kích Ba Sơn anh hùng, quân và dân các dân tộc đang ra sức phán đấu để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, xứng đáng là những người tiếp nối truyền thống đầy vẻ vang của dân tộc. Truyền thống hào hùng của khu du kích Ba Sơn lịch sử đã khơi dậy và tạo nên sức mạnh cho Đảng bộ, quân và nhân dân các dân tộc huyện Cao Lộc, làm bật dậy tiềm năng của quê hương, tạo ra bước phát triển quan trọng trên mọi mặt của đời sống xã hội.
Mai Trang
Ý kiến ()