Bà Rịa- Vũng Tàu: Tập trung đầu tư phát triển nghề cá
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,từ nay đến 2015 tỉnh sẽ đầu tư gần 2.500 tỷ đồng để thực hiện quy hoạch phát triển nghề cá, việc bố trí thực hiện các dự án có sự ưu tiên tùy theo mức độ cấp thiết đối với nhu cầu. Một góc cảng Cát Lở - Thành phố Vũng Tàu. (Ảnh: K.V)Trên địa bàn tỉnh hiện có 6 cụm cảng, đó là cụm cảng Bến Đình, cảng Cát Lở, cảng Hải đoàn 129, cảng Phước Tỉnh, cảng Lộc An và cảng Bến Đầm, đồng thời có 6 bến cá gồm: Bến Lộc An, Cầu Tàu, Long Hải, Phước Hải, Bến Lội. Tổng chiều dài cảng khoảng 1.463m, sản lượng hàng hóa qua cảng đạt khoảng 340.000 tấn/năm. Những năm qua, nguồn vốn đầu tư cho việc nâng cấp, mở rộng các cảng cá, bến cá rất hạn chế, chưa đáp ứng kịp sự phát triển nhanh của số lượng tàu cá. Vì vậy, hầu hết các cảng cá phải hoạt động trong tình trạng quá tải, xuống cấp trầm trọng, gây khó khăn cho ngư dân và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh...
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ nay đến 2015 tỉnh sẽ đầu tư gần 2.500 tỷ đồng để thực hiện quy hoạch phát triển nghề cá, việc bố trí thực hiện các dự án có sự ưu tiên tùy theo mức độ cấp thiết đối với nhu cầu.
Một góc cảng Cát Lở – Thành phố Vũng Tàu. (Ảnh: K.V) |
Trên địa bàn tỉnh hiện có 6 cụm cảng, đó là cụm cảng Bến Đình, cảng Cát Lở, cảng Hải đoàn 129, cảng Phước Tỉnh, cảng Lộc An và cảng Bến Đầm, đồng thời có 6 bến cá gồm: Bến Lộc An, Cầu Tàu, Long Hải, Phước Hải, Bến Lội. Tổng chiều dài cảng khoảng 1.463m, sản lượng hàng hóa qua cảng đạt khoảng 340.000 tấn/năm. Những năm qua, nguồn vốn đầu tư cho việc nâng cấp, mở rộng các cảng cá, bến cá rất hạn chế, chưa đáp ứng kịp sự phát triển nhanh của số lượng tàu cá. Vì vậy, hầu hết các cảng cá phải hoạt động trong tình trạng quá tải, xuống cấp trầm trọng, gây khó khăn cho ngư dân và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nghề khai thác hải sản.
Nhằm phát triển ngành nghề hải sản, Bà Rịa- Vũng Tàu đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đó là các dự án xây dựng khu neo đậu tránh trú bão, trong đó có khu neo đậu Bình Châu đã hoàn thành giai đoạn một, đang thi công giai đoạn hai, dự kiến sẽ hoàn thiện vào năm 2013. Riêng hai khu neo đậu tránh trú bão quan trọng nhất là Côn Đảo và sông Dinh là hai khu vực có điều kiện thuận lợi cho tàu cá ra vào an toàn nên sẽ được đầu tư với quy mô lớn kết hợp với xây dựng cảng và trung tâm dịch vụ hậu cần. Kế tiếp là các khu neo đậu Phước Tỉnh và Lộc An, kết hợp nâng cấp hệ thống các cảng cá, trong đó ưu tiên nhất là cảng Phước Tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng các mô hình hiện đại hóa tàu cá, các dự án bảo quản sản phẩm sau khai thác, trang bị các thiết bị tiên tiến để nâng cao sản lượng khai thác.
Năm 2012, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có 72 tàu đánh bắt xa bờ với 986 thuyền viên đăng ký tham gia hoạt động thường xuyên ở các vùng biển xa. Năm 2011, có 140 tàu cá với 1.474 thuyền viên đăng ký. Cũng trong năm 2012, tổng kinh phí dự toán của tỉnh hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt ở những vùng biển xa là 32 tỷ đồng, bao gồm các khoản hỗ trợ như: nhiên liệu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên, bảo hiểm thân tàu, mua máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa..v.v…
Theo ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đang sắp xếp, bố trí và quản lý khai thác nguồn lợi thủy sản một cách hiệu quả, khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Ngành chức năng đang tiến hành quy hoạch lại nghề cá giai đọan từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Việc làm này xuất phát từ đòi hỏi của thực tế khách quan là nghề khai thác hải sản của tỉnh đang đứng trước những thách thức về nguồn lợi, hiệu quả kinh tế và môi trường. Trọng tâm của quy họach là bố trí sắp xếp và quản lý khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lý, hướng đến phát triển nghề khai thác hải sản ổn định và bền vững.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()