Ba Lan tiếp quản chức Chủ tịch luân phiên EU
Ngày 1/7, Ba Lan chính thức tiếp nhận chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) từ Hungary với nhiệm kỳ 6 tháng cuối năm 2011.Đây là lần đầu tiên Ba Lan đảm nhận trọng trách này và Vácsava cam kết coi việc phục hồi tăng trưởng kinh tế là ưu tiên hàng đầu, giữa lúc khối 27 quốc gia này đang phải vật lộn chống chọi với cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp và một số nơi khác. Trong số những nhiệm vụ phải thực hiện trong nhiệm kỳ của mình, Ba Lan đặt trọng tâm vào việc củng cố thị trường chung EU, được cho là nòng cốt của sự thịnh vượng của châu Âu, đẩy nhanh việc mở rộng châu Âu về phía khu vực Tây Bancăng và xây dựng lại lòng tin vào các thể chế của liên minh này.Phát biểu tại một cuộc hội thảo tối 30/6, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho biết châu Âu ngày nay cần phải phối hợp hành động, hợp tác và liên kết chặt chẽ hơn nữa nhằm xây dựng lại lòng tin vào các dự án tập thể.Bên cạnh việc hoàn tất thủ...
Ngày 1/7, Ba Lan chính thức tiếp nhận chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) từ Hungary với nhiệm kỳ 6 tháng cuối năm 2011.
Đây là lần đầu tiên Ba Lan đảm nhận trọng trách này và Vácsava cam kết coi việc phục hồi tăng trưởng kinh tế là ưu tiên hàng đầu, giữa lúc khối 27 quốc gia này đang phải vật lộn chống chọi với cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp và một số nơi khác.
Trong số những nhiệm vụ phải thực hiện trong nhiệm kỳ của mình, Ba Lan đặt trọng tâm vào việc củng cố thị trường chung EU, được cho là nòng cốt của sự thịnh vượng của châu Âu, đẩy nhanh việc mở rộng châu Âu về phía khu vực Tây Bancăng và xây dựng lại lòng tin vào các thể chế của liên minh này.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo tối 30/6, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho biết châu Âu ngày nay cần phải phối hợp hành động, hợp tác và liên kết chặt chẽ hơn nữa nhằm xây dựng lại lòng tin vào các dự án tập thể.
Bên cạnh việc hoàn tất thủ tục kết nạp Croatia vào EU, bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập liên minh 27 quốc gia này với Serbia và ký một thoả thuận thương mại với Ukraine, Vácsava còn muốn thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong EU trên các lĩnh vực năng lượng và quân sự.
Ba Lan đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ kể từ khi gia nhập EU vào năm 2004, thậm chí không rơi vào tình trạng suy thoái trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
Tuy nhiên, những thách thức lớn mà EU đang phải đối mặt sẽ là “lửa thử vàng” đối với những nỗ lực của Ba Lan hoàn thành trọng trách của mình trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU này.
Theo VietnamPlus
Ý kiến ()