Ba khâu đột phá ở huyện Cái Nước
Cái Nước là một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng đường giao thông nông thôn. Huyện Cái Nước nằm gọn trong vùng kinh tế của tỉnh Cà Mau, với lợi thế duy nhất là nuôi tôm. Để tạo bước chuyển biến mới, Huyện ủy Cái Nước đã lựa chọn ba khâu đột phá: đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất; xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật mà trọng tâm là giao thông nông thôn; xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.Chuyển dịch cơ cấu kinh tếBước chuyển mạnh mẽ của huyện Cái Nước trong vài năm gần đây và từ khi chuyển độc canh nuôi tôm sang kết hợp nuôi trồng nhiều loại thủy sản khác có giá trị trên cùng diện tích. Đây là vùng quy hoạch, chuyển dịch sản xuất trên toàn bộ diện tích từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm của tỉnh Cà Mau. Chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất được nhân dân đồng tình, là động lực tạo thuận lợi để người dân làm giàu trên đồng ruộng của chính mình. Những năm đầu tổ chức lại sản...
![]() Cái Nước là một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng đường giao thông nông thôn. |
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bước chuyển mạnh mẽ của huyện Cái Nước trong vài năm gần đây và từ khi chuyển độc canh nuôi tôm sang kết hợp nuôi trồng nhiều loại thủy sản khác có giá trị trên cùng diện tích. Đây là vùng quy hoạch, chuyển dịch sản xuất trên toàn bộ diện tích từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm của tỉnh Cà Mau. Chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất được nhân dân đồng tình, là động lực tạo thuận lợi để người dân làm giàu trên đồng ruộng của chính mình. Những năm đầu tổ chức lại sản xuất rất khó khăn, nhưng nhân dân đã chủ động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về thủy lợi, con giống,… Từ đó, nuôi trồng thủy sản phát triển với nhiều mô hình có năng suất, sản lượng đạt khá và được nhân rộng. Bước đầu huyện đã hình thành bốn vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung với diện tích 400 ha, năng suất bình quân 5,6 tấn/ha; hơn 2,1 nghìn ha tận dụng đất vườn tạp cải tạo nuôi các loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao và cho thu nhập bình quân từ 70 đến 80 triệu đồng/ha.
Ở một số xã như Hưng Mỹ, Phú Hưng, Thạnh Phú…, do được tập trung đầu tư về thủy lợi, thủy nông nội đồng đã giúp hàng trăm hộ nông dân sản xuất tổng hợp lúa – tôm – cá – trồng màu, cho thu nhập từ 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng/năm. Đây là những mô hình sản xuất hiệu quả và bền vững, giúp nông dân trao đổi kinh nghiệm để chuyển đổi cơ cấu sản xuất đã và đang được nhân rộng – Phó Bí thư Đảng ủy xã Phú Hưng Hà Ngọc Sáu khẳng định.
Thực hiện chủ trương của huyện quy hoạch lại các vùng, cụm nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao, gần đây nông dân tại các xã Lương Thế Trân, Phú Hưng, Hưng Mỹ… đã mạnh dạn đầu tư phát triển nuôi tôm công nghiệp; phấn đấu nâng diện tích nuôi trong huyện lên từ 600 ha đến 800 ha. Huyện cũng đã khuyến khích, coi trọng việc sản xuất bền vững theo mô hình một vụ lúa, một vụ tôm trên diện tích gần 4.000 ha trong vụ mùa này và mang lại kết quả đáng phấn khởi. Quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đời sống của hầu hết người dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn khởi sắc. Nếu như trước đây, khi còn làm lúa, hộ nào có nhiều đất mỗi năm thu nhập từ 10 triệu đến 15 triệu đồng đã là khá; nay nuôi tôm đã cho thu nhập từ 50 triệu đến 70 triệu đồng, không ít hộ mỗi năm thu nhập từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng. Nhờ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10%.
Từ một huyện vùng sâu nhiều khó khăn, nhất là những năm đầu khi mới chia tách, nay huyện Cái Nước đang vươn lên về nhiều mặt, ngày càng đóng vai trò quan trọng là vùng kinh tế năng động của tỉnh Cà Mau. Kinh tế của huyện tăng trưởng khá nhanh, đạt bình quân hơn 13,5%/năm; thu nhập bình quân đầu người hơn 18,2 triệu đồng, trong đó nuôi trồng thủy sản vẫn là ngành sản xuất chính.
Nông thôn khởi sắc
Nhờ có kinh tế phát triển, huyện Cái Nước là địa phương đi đầu trong xây dựng, kiên cố hóa cầu, lộ giao thông nông thôn ở Cà Mau. Để thực hiện tốt chủ trương này, nhiều năm qua, Huyện ủy Cái Nước kiên trì phương châm làm có trọng tâm, trọng điểm; chỉ đạo các xã, cụm, tuyến dân cư làm nền đường bê-tông. Ngoài 40 km quốc lộ 1A do Nhà nước đầu tư, toàn huyện hiện có hơn 200 tuyến đường, 600 cầu được bê-tông hóa, trải nhựa với chiều dài hơn 500 km về tất cả 11/11 trung tâm xã, thị trấn, cụm tuyến dân cư. Đường làng, ngõ xóm ngày càng được mở rộng và nối dài thêm; người dân không còn cảnh phải đi lại bằng những phương tiện thủy chông chênh, thiếu an toàn. Phó Bí thư Đảng ủy xã Phú Hưng Hà Ngọc Sáu chia vui: Đến nay xã đã xây dựng khá hoàn chỉnh hệ thống cầu, đường nông thôn; trong đó người dân đóng góp khoảng 70% giá trị công trình. Trước đây muốn làm được các công trình như thế là rất khó. Nay mọi việc đều thuận lợi hơn là do thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; người dân hiểu việc xây dựng cầu, lộ bê-tông kiên cố là chuyện liên quan trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của chính mình.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Cái Nước Nguyễn Trung Liệt chia sẻ: Để các chương trình dự án thành hiện thực, điều quan trọng nhất là tăng cường công tác kiểm tra. Cán bộ nói phải đi đôi với làm, phải làm gương cho quần chúng; hằng tháng các chi bộ duy trì, thực hiện nghiêm túc họp định kỳ. Tại cuộc họp chi bộ, công tác tự phê bình và phê bình cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm túc; qua đó kịp thời uốn nắn, sửa chữa những mặt hạn chế, yếu kém. Trong vài năm gần đây, trên địa bàn huyện không xuất hiện những điểm nóng. Hầu hết các vụ tranh chấp đều được ra giải quyết, hòa giải đạt kết quả tốt tại cơ sở; việc khiếu kiện đông người, vượt cấp không đáng kể; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Hiện nay toàn huyện có 43/48 tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh.
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()