"Ba được" của nông nghiệp Hậu Giang
Doanh nghiệp tham gia xây nhà tình thương cho hộ nghèo xã Tân Phước Hưng. Đồng chí Trần Công Chánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết: "Nông nghiệp Hậu Giang với "ba được" trong năm 2011, đó là tăng diện tích trồng lúa, sản lượng lúa tăng và tăng về giá trị hạt gạo".Bảo đảm sản xuất lúa ăn chắc trong điều kiện biến đổi khí hậu, nhất là trong thời kỳ suy giảm kinh tế toàn cầu, ngành nông nghiệp Hậu Giang xây dựng khung lịch thời vụ sản xuất lúa để khuyến cáo và chỉ đạo gieo sạ tập trung, đồng loạt; thực hiện điều tra định kỳ tình hình sâu bệnh trên lúa bảy ngày/lần, báo cáo tiến độ sản xuất mười ngày/lần, theo dõi ghi nhận thực hiện bẫy đèn phục vụ công tác dự tính, dự báo sự phát sinh phát triển của sâu bệnh trên lúa và các loại cây trồng, để khuyến cáo biện pháp phòng trừ thích hợp. Kết quả sản xuất lúa năm 2011 của tỉnh Hậu Giang với những tăng trưởng đáng mừng: Tổng diện tích gieo trồng 212.738 ha, đạt 106% kế hoạch năm và tăng 2.067...
Doanh nghiệp tham gia xây nhà tình thương cho hộ nghèo xã Tân Phước Hưng. |
Bảo đảm sản xuất lúa ăn chắc trong điều kiện biến đổi khí hậu, nhất là trong thời kỳ suy giảm kinh tế toàn cầu, ngành nông nghiệp Hậu Giang xây dựng khung lịch thời vụ sản xuất lúa để khuyến cáo và chỉ đạo gieo sạ tập trung, đồng loạt; thực hiện điều tra định kỳ tình hình sâu bệnh trên lúa bảy ngày/lần, báo cáo tiến độ sản xuất mười ngày/lần, theo dõi ghi nhận thực hiện bẫy đèn phục vụ công tác dự tính, dự báo sự phát sinh phát triển của sâu bệnh trên lúa và các loại cây trồng, để khuyến cáo biện pháp phòng trừ thích hợp. Kết quả sản xuất lúa năm 2011 của tỉnh Hậu Giang với những tăng trưởng đáng mừng: Tổng diện tích gieo trồng 212.738 ha, đạt 106% kế hoạch năm và tăng 2.067 ha so năm 2010, năng suất bình quân 53 tạ/ha, tăng 1,3 tạ/ha so năm 2010, sản lượng đạt 1.128.496 tấn, đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay, vượt kế hoạch năm và tăng 4% so năm 2010 (bằng 38.455 tấn), bảo đảm nhu cầu lương thực trong tỉnh, góp phần vững chắc cho an ninh lương thực quốc gia.
Hiện nay, diện tích trồng lúa của tỉnh Hậu Giang trung bình mỗi vụ 80 nghìn ha, các giống lúa gieo sạ chủ yếu là giống ngắn ngày có thời gian sinh trưởng từ 90 đến 100 ngày, năng suất cao như HG2, OM4900, OM5636, OM6162, OM6073… Nông dân rất hiểu và áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong làm đất, chọn giống, bón phân phun thuốc, sử dụng cơ giới hóa trong khâu thu hoạch. Năng suất trung bình năm tấn/ha. Để tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong giai đoạn hội nhập, tỉnh Hậu Giang đang chọn giống lúa HG2 – ngắn ngày, phẩm chất tốt để gieo trồng theo hướng an toàn thực phẩm. Hướng dẫn nông dân quy trình sản xuất, sử dụng cơ giới hóa trong thu hoạch, hướng dẫn cách bảo quản tốt để tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng và tiến tới xây dựng thương hiệu. Hiện nay, toàn tỉnh hiện có 111 máy gặt lúa các loại (76 máy gặt đập liên hợp, 35 máy gặt xếp dãy), tỷ lệ thu hoạch bằng máy 40% năng suất trong vụ đông xuân; số lượng lò sấy 398 lò (bốn tấn/mẻ), tỷ lệ lúa được sấy là 20% trong vụ hè thu và thu đông. Việc UBND tỉnh Hậu Giang ban hành Đề án Hỗ trợ cơ giới hóa thu hoạch lúa giai đoạn 2009-2012 với lãi suất ưu đãi 0% trong ba năm để nông dân đầu tư trang bị máy gặt đập liên hợp, đã hỗ trợ 76 máy gặt đập liên hợp, trực tiếp nâng diện tích đất canh tác lúa được thu hoạch bằng cơ giới từ 2% lên 7% năm 2011.
Trong tháng 12-2011, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang tổ chức thành công hai buổi tọa đàm bốn nhà, đồng thời phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL triển khai chương trình khuyến nông có sự tham gia-PAEX; Xây dựng 12 mô hình khuyến nông-khuyến ngư và 17 mô hình sản xuất lúa áp dụng “ba giảm ba tăng”, 20 mô hình “sử dụng nấm xanh trong quản lý rầy nâu”, mô hình công nghệ sinh thái với diện tích 30 ha tại ấp 4, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy; mô hình cánh đồng mẫu lớn vụ thu đông 2011 với tổng diện tích là 150 ha ở xã Trường Long A, huyện Châu Thành A; mô hình trồng lúa theo hướng VietGAP, với diện tích 25 ha ở ấp Thống Nhất – Thị trấn Cây Dương và 25 ha ở ấp Mỹ Thành, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp.
Thực hiện chủ trương xây dựng và nhân rộng phong trào thực hiện cánh đồng mẫu theo hướng hiện đại, ứng dụng các giải pháp tiến bộ mới để hướng đến hiện đại hóa sản xuất lúa, trong năm năm qua, cơ quan khuyến nông tỉnh Hậu Giang đã xây dựng được 4.215ha các mô hình nhân giống lúa chất lượng cao, sản xuất lúa chất lượng cao, “ba giảm, ba tăng”… Các mô hình này đã giúp người dân ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào thực tế sản xuất, giảm chi phí đầu tư trong sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, góp phần làm tăng thu nhập cho người nông dân. Ngoài ra mô hình này còn tạo ra nguồn giống lúa xác nhận cung cấp cho địa phương, góp phần làm tăng tỷ lệ nông dân sử dụng giống lúa xác nhận, giống lúa chất lượng trong tỉnh. Bên cạnh đó, Trung tâm khuyến nông-khuyến ngư tỉnh hướng dẫn nông dân xây dựng 80 ha mô hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP ở bốn huyện Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp và Châu Thành A. Mô hình này bước đầu giúp cho người nông dân tiếp cận với quy trình sản xuất bảo đảm truy nguyên được nguồn gốc, an toàn và bền vững.
Theo Nhandan
Ý kiến ()