Theo Roi-tơ, ngày 16-3, trong buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ L.Pa-nét-ta thăm Áp-ga-ni-xtan, Tổng thống nước chủ nhà H.Ca-dai cho biết, Ca-bun muốn tiếp quản an ninh quốc gia trong năm 2013, sớm hơn dự kiến một năm, đồng thời yêu cầu quân đội Mỹ rút ngay khỏi các đồn bốt tại các làng bản về các căn cứ quân sự chính của họ.Tuy nhiên, ông Pa-nét-ta hy vọng, Mỹ và Áp-ga-ni-xtan sẽ đạt được thỏa thuận về việc Mỹ tiếp tục hiện diện quân sự ở nước này sau năm 2014. Tổng thống Ca-dai phản đối các cuộc đột kích đêm của Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF) vì cho rằng đó là hành động xâm phạm nhà ở của người dân, khiến nhiều dân thường thiệt mạng, trong khi quân đội Mỹ cho rằng đây là các cuộc đột kích nhà ở của các thủ lĩnh lực lượng Ta-li-ban.Liên quan vụ lính Mỹ thảm sát 16 dân thường Áp-ga-ni-xtan ở Can-đa-ha ngày 11-3, nhóm nghiên cứu thuộc QH Áp-ga-ni-xtan công bố kết quả điều tra cho thấy, có tới 15-20 lính Mỹ liên quan vụ việc. Các nhân chứng cho biết đã nhìn...
Theo Roi-tơ, ngày 16-3, trong buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ L.Pa-nét-ta thăm Áp-ga-ni-xtan, Tổng thống nước chủ nhà H.Ca-dai cho biết, Ca-bun muốn tiếp quản an ninh quốc gia trong năm 2013, sớm hơn dự kiến một năm, đồng thời yêu cầu quân đội Mỹ rút ngay khỏi các đồn bốt tại các làng bản về các căn cứ quân sự chính của họ.
Tuy nhiên, ông Pa-nét-ta hy vọng, Mỹ và Áp-ga-ni-xtan sẽ đạt được thỏa thuận về việc Mỹ tiếp tục hiện diện quân sự ở nước này sau năm 2014. Tổng thống Ca-dai phản đối các cuộc đột kích đêm của Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF) vì cho rằng đó là hành động xâm phạm nhà ở của người dân, khiến nhiều dân thường thiệt mạng, trong khi quân đội Mỹ cho rằng đây là các cuộc đột kích nhà ở của các thủ lĩnh lực lượng Ta-li-ban.
Liên quan vụ lính Mỹ thảm sát 16 dân thường Áp-ga-ni-xtan ở Can-đa-ha ngày 11-3, nhóm nghiên cứu thuộc QH Áp-ga-ni-xtan công bố kết quả điều tra cho thấy, có tới 15-20 lính Mỹ liên quan vụ việc. Các nhân chứng cho biết đã nhìn thấy máy bay lên thẳng thả các mảnh nhiễu xạ, nhằm che giấu mục tiêu trong vụ tiến công. Ngoài ra, việc Mỹ di lý binh sĩ liên quan vụ thảm sát tới Cô-oét đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của Áp-ga-ni-xtan.
* Trong một diễn biến khác, ngày 16-3, một máy bay lên thẳng của lực lượng ISAF bị rơi xuống khu vực ngoại ô Thủ đô Ca-bun làm 12 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và hai dân thường thiệt mạng. Trong khi đó, bạo lực vẫn tiếp diễn tại Áp-ga-ni-xtan khi một vụ nổ bom trên đường đã cướp đi sinh mạng của 13 dân thường ở miền nam nước này. Ta-li-ban bị cáo buộc thực hiện vụ đánh bom này.
Theo Nhandan
Ý kiến ()