Anh và Ðức bất đồng về cách cứu Eurozone
Theo Roi-tơ ngày 19-11, tại cuộc gặp cấp cao Anh-Đức ở Thủ đô Béc-lin ngày 18-11, Thủ tướng Anh Đ.Ca-mê-rôn và Thủ tướng Đức A.Méc-ken không thu hẹp được bất đồng trong việc tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang đe dọa Khu vực đồng ơ-rô (Eurozone).Thủ tướng Ca-mê-rôn mong muốn Eurozone phải có "hành động dứt khoát" và phải sử dụng tất cả các thể chế của mình để chống khủng hoảng. Còn Thủ tướng Méc-ken lại cho rằng, việc này cần được giải quyết từng bước nhằm tránh gây thất vọng đối với các nhà đầu tư, đồng thời kêu gọi sự nhất trí về chính trị và tài chính. Thủ tướng Anh lo ngại, việc đánh thuế các giao dịch tài chính được Pháp và Đức ủng hộ sẽ tác động tiêu cực tới thị trường tài chính Anh. Trong khi đó, Thủ tướng Đức kêu gọi thay đổi Hiệp ước Li-xbon, đồng thời chỉ trích Anh can thiệp việc ra quyết sách của Eurozone trong khi Luân Đôn đứng ngoài Khu vực đồng ơ-rô. Bất đồng giữa Đức và Anh về việc giải quyết vấn đề nợ công của Eurozone đã phủ bóng...
Thủ tướng Ca-mê-rôn mong muốn Eurozone phải có “hành động dứt khoát” và phải sử dụng tất cả các thể chế của mình để chống khủng hoảng. Còn Thủ tướng Méc-ken lại cho rằng, việc này cần được giải quyết từng bước nhằm tránh gây thất vọng đối với các nhà đầu tư, đồng thời kêu gọi sự nhất trí về chính trị và tài chính. Thủ tướng Anh lo ngại, việc đánh thuế các giao dịch tài chính được Pháp và Đức ủng hộ sẽ tác động tiêu cực tới thị trường tài chính Anh. Trong khi đó, Thủ tướng Đức kêu gọi thay đổi Hiệp ước Li-xbon, đồng thời chỉ trích Anh can thiệp việc ra quyết sách của Eurozone trong khi Luân Đôn đứng ngoài Khu vực đồng ơ-rô. Bất đồng giữa Đức và Anh về việc giải quyết vấn đề nợ công của Eurozone đã phủ bóng đen lên Hội nghị cấp cao Liên hiệp châu Âu (EU) sẽ diễn ra vào đầu tháng 12 tới.
* Lo ngại nguy cơ Eurozone sụp đổ có thể gây rối loạn nền kinh tế Mỹ và các nền kinh tế đang phát triển, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) R.Dô-ê-lích kêu gọi Mỹ và các nước đang phát triển hành động để cứu Khu vực đồng ơ-rô. Theo đó, các nước có thể hỗ trợ Eurozone thông qua cơ chế tín dụng linh hoạt của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để tăng gấp đôi Quỹ ổn định tài chính châu Âu trị giá 440 tỷ ơ-rô.
Theo Nhandan
Ý kiến ()