An toàn tiền gửi không chỉ là hành động chi trả tiền gửi khi tổ chức tín dụng đổ vỡ
Tiền gửi của người dân tại các tổ chức tín dụng không phải là những con số "lạnh lùng" mà là tiền tiết kiệm, có khi là những dự định, kế hoạch của cả đời người...Chính vì thế, để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền, nhất là trong thời buổi thị trường tài chính toàn thế giới đang có những biến động khó lường, thì bản thân cơ quan thay mặt Chính phủ trực tiếp bảo vệ người gửi tiền (tổ chức bảo hiểm tiền gửi) cần phải "có chỗ tựa" vững chắc trên thị trường.Cả thế giới đang phải ứng phó với suy thoái kinh tế. Để khôi phục niềm tin của công chúng, hầu hết các quốc gia đều nâng hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm hoặc cam kết bảo hiểm toàn bộ đối với các khoản tiền gửi của người dân.Mỗi quốc gia có cách thức bảo vệ người tiêu dùng khác nhau nhưng đều hướng tới những mục tiêu nhằm bảo đảm các quyền của người tiêu dùng như quyền được thỏa mãn nhu cầu cơ bản, quyền được an toàn, quyền được cung cấp thông tin, quyền được...
Chính vì thế, để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền, nhất là trong thời buổi thị trường tài chính toàn thế giới đang có những biến động khó lường, thì bản thân cơ quan thay mặt Chính phủ trực tiếp bảo vệ người gửi tiền (tổ chức bảo hiểm tiền gửi) cần phải “có chỗ tựa” vững chắc trên thị trường.
Cả thế giới đang phải ứng phó với suy thoái kinh tế. Để khôi phục niềm tin của công chúng, hầu hết các quốc gia đều nâng hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm hoặc cam kết bảo hiểm toàn bộ đối với các khoản tiền gửi của người dân.
Mỗi quốc gia có cách thức bảo vệ người tiêu dùng khác nhau nhưng đều hướng tới những mục tiêu nhằm bảo đảm các quyền của người tiêu dùng như quyền được thỏa mãn nhu cầu cơ bản, quyền được an toàn, quyền được cung cấp thông tin, quyền được bồi thường, quyền được giáo dục, quyền được sống trong môi trường trong sạch và bền vững… Đó cũng là những quyền chính đáng của công dân trong một xã hội dân sự.
Người gửi tiền cũng là người tiêu dùng vì vậy họ cần phải được Chính phủ bảo vệ. Ở mỗi quốc gia, người gửi tiền được bảo vệ khác nhau nhưng tựu trung ở một số điểm: tiền gửi của họ phải được bảo đảm an toàn, tiền gửi phải được bồi thường trong trường hợp tổ chức tín dụng bị đổ vỡ, họ phải được cung cấp thông tin về tài chính, được giáo dục về tài chính và các sản phẩm tài chính… Bảo đảm an toàn cho tiền gửi của người gửi tiền không chỉ là hành động chi trả tiền gửi khi tổ chức nhận tiền gửi bị đổ vỡ mà các chính phủ thông thường đặt ra việc giám sát an toàn tiền gửi của họ một cách thường xuyên. Đồng thời, các chính phủ thường thiết lập cơ chế giám sát tài chính để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, nhằm mục đích bảo vệ người gửi tiền. Sau đây là những cách thức cơ bản mà các chính phủ thường áp dụng để bảo đảm an toàn tiền gửi nhằm bảo vệ người gửi tiền.
Thứ nhất, thiết kế mô hình giám sát tài chính phù hợp. Sự ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng là nền tảng để bảo vệ tốt người gửi tiền. Sự ổn định đó liên quan đến việc thiết kế mô hình giám sát phù hợp. Theo thông lệ quốc tế mô hình giám sát được thiết kế bảo đảm nguyên tắc tránh chồng chéo hoặc bỏ trống giữa các bộ phận giám sát, để bảo đảm tính hiệu quả trong quá trình triển khai nhiệm vụ.
Thứ hai, xây dựng và phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi (BHTG) hiệu quả. Tổ chức BHTG thay mặt Chính phủ trực tiếp bảo vệ người gửi tiền thông qua các hoạt động nghiệp vụ như kiểm tra, giám sát rủi ro, xử lý đổ vỡ. Vai trò của hệ thống BHTG là bảo vệ người gửi tiền, ngăn chặn khủng hoảng hệ thống, góp phần tạo sự ổn định hoạt động tài chính, ngân hàng, góp phần ổn định về chính trị, xã hội. Mô hình của tổ chức BHTG cần được xây dựng để bảo vệ triệt để người gửi tiền. Theo thông lệ quốc tế, mô hình được nhiều quốc gia ưu tiên lựa chọn là mô hình giảm rủi ro. Qua kiểm nghiệm về mặt lý luận cũng như thực tiễn, ở quốc gia nào mà hệ thống BHTG hoạt động hiệu quả thì người gửi tiền được bảo vệ tốt hơn, thông qua đó nâng cao niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng, thúc đẩy quá trình huy động vốn…
Thứ ba, người gửi tiền cần được biết thông tin đầy đủ về hoạt động tài chính ngân hàng. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm cung cấp thông tin rõ ràng, minh bạch về hoạt động tài chính ngân hàng đến người gửi tiền, trong đó bao gồm những thông tin về sản phẩm dịch vụ, về việc công khai bảo vệ người gửi tiền của Chính phủ thông qua tổ chức BHTG, về quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng… Việc cung cấp những thông tin này không chỉ là trách nhiệm của một cơ quan riêng lẻ mà là tất cả những cơ quan liên quan như tổ chức tín dụng, tổ chức BHTG, các cơ quan giám sát… Thông tin được cung cấp nhằm mục đích trang bị những hiểu biết cần thiết cho người gửi tiền để họ lựa chọn dịch vụ và biết được quyền lợi, nghĩa vụ của họ khi tham gia vào thị trường tài chính nhưng cũng bảo đảm nguyên tắc bảo mật, không ảnh hưởng đến các tổ chức tín dụng.
Mặc dù ở Việt Nam, Chính phủ đã công khai bảo vệ người gửi tiền thông qua chủ trương phát triển hệ thống BHTG, nhưng hiệu quả vẫn còn một số hạn chế, trong đó hạn chế lớn nhất là về quy định pháp lý, hiệu lực thi hành của các văn bản pháp luật liên quan tới BHTG.
Bảo vệ người gửi tiền cũng chính là bảo vệ người tiêu dùng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội – vấn đề đang được dư luận quan tâm. Người gửi tiền được bảo vệ dưới những góc độ khác nhau như thông qua việc Chính phủ bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh của hệ thống tài chính ngân hàng bằng các cơ quan giám sát, thực hiện bồi thường thiệt hại cho người gửi tiền trong trường hợp tổ chức tín dụng bị đổ vỡ, cung cấp thông tin tín dụng đến người tiêu dùng…
Theo Nhandan
Ý kiến ()