"Ấn Độ là nước sản xuất bông lớn nhất vào năm 2022"
Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành nước sản xuất bông lớn nhất thế giới vào năm 2022 nhờ tốc độ tăng sản lượng cao hơn trong thập kỷ tới.
Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành nước sản xuất bông lớn nhất thế giới vào năm 2022 nhờ tốc độ tăng sản lượng cao hơn trong thập kỷ tới.
Báo cáo Triển vọng Nông nghiệp 2013-2022 của FAO-OECD nhấn mạnh: Sản xuất bông của Trung Quốc dự kiến giảm 17% do giảm diện tích gieo trồng và đến năm 2022 diện tích trồng bông ước sẽ giảm 20% cho dù năng suất vẫn tiếp tục tăng. Trong khi sản xuất bông ở Ấn Độ ước tính sẽ tăng 25% nhờ việc tăng năng suất, đưa Ấn Độ thay thế Trung Quốc trở thành nước sản xuất bông lớn nhất.
Tuy nhiên, mức tiêu thụ bông ở Ấn Độ sẽ tăng nhanh hơn bất cứ nước nào khác và ngành dệt may của Ấn Độ cũng sẽ có thể vượt Trung Quốc trong thập kỷ tới.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, sản lượng bông của Ấn Độ đạt khoảng 33.800.000 kiện (1 kiện = 170 kg) trong niên vụ 2012-2013 (từ tháng 7/2012 đến 6/2013).
Trong những năm qua, Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu trong ngành trồng bông nhờ ứng dụng khoa học công nghệ trong việc trồng và chế biến bông. Từ nước phải nhập khẩu bông với số lượng lớn từ 800-900 kiện mỗi năm trong những năm 1970, Ấn Độ đã vươn trở thành nước xuất khẩu bông hàng đầu thế giới với khoảng 12,8 triệu kiện niên vụ 2011-2012. Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan và Việt Nam là những nước nhập khẩu bông lớn nhất của Ấn Độ.
Hiện tại, Ấn Độ là nước sản xuất bông lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc chiếm khoảng 18% sản lượng bông thế giới. Về diện tích gieo trồng, Ấn Độ đã gieo trồng khoảng 12,19 triệu hécta trong niên vụ 2011-2012, chiếm 25% diện tích gieo trồng của các khu vực trên toàn thế giới.
Báo cáo của FAO-OECD cho biết sản xuất bông toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1,6%/năm, chậm hơn chút ít so với mức tiêu thụ 1,7%/năm, song dự trữ bông toàn cầu vẫn ở mức cao.
Theo VietnamPlus
Ý kiến ()