Agribank cho vay xuất khẩu lãi suất 11%/năm
Ngày 12-6, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cho biết, thực hiện Thông tư số 20/2012/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Agribank ban hành văn bản số 4152 quy định lãi suất cho vay bằng VND. Theo đó, lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng xuất khẩu là 11%/năm.Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa bằng 13%/năm (nông nghiệp, nông thôn; dự án sản xuất- kinh doanh hàng xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ), lãi suất cho vay đối tượng khác 14 - 15,5%/năm. Còn lãi suất cho vay trung , dài hạn đối với hộ sản xuất nông – lâm – ngư - diêm – nghiệp, sản xuất, thu mua, chế biến hàng nông sản thực phẩm tiêu dùng trong nước: trung hạn từ 14,5% - 16,0%/năm; dài hạn từ 15%-16,5%; Cho vay sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm và sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa khác: trung hạn từ 13,5 – 15%/năm; dài hạn từ 14%-16%. Cho vay đối với sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác: trung...
Ngày 12-6, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cho biết, thực hiện Thông tư số 20/2012/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Agribank ban hành văn bản số 4152 quy định lãi suất cho vay bằng VND. Theo đó, lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng xuất khẩu là 11%/năm.
Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa bằng 13%/năm (nông nghiệp, nông thôn; dự án sản xuất- kinh doanh hàng xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ), lãi suất cho vay đối tượng khác 14 – 15,5%/năm. Còn lãi suất cho vay trung , dài hạn đối với hộ sản xuất nông – lâm – ngư – diêm – nghiệp, sản xuất, thu mua, chế biến hàng nông sản thực phẩm tiêu dùng trong nước: trung hạn từ 14,5% – 16,0%/năm; dài hạn từ 15%-16,5%; Cho vay sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm và sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa khác: trung hạn từ 13,5 – 15%/năm; dài hạn từ 14%-16%. Cho vay đối với sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác: trung hạn từ 15- 16,5%/năm; dài hạn từ 15%-17%. Cho vay lĩnh vực phi sản xuất: từ 14,5%-17,5%…
Đại diện lãnh đạo của Agribank cho biết, theo tính toán của ngân hàng, đợt điều chỉnh giảm 1,5% lãi suất cho vay trong tháng 2-2012 đã làm giảm lợi nhuận của Agribank khoảng 1.300 tỷ đồng; đợt điều chỉnh giảm trong tháng 3-2012 đã làm giảm lợi nhuận của Agribank khoảng 639 tỷ đồng, việc giảm lãi suất đối với các hợp đồng cũ làm giảm lợi nhuận của Agribank xấp xỉ 2.000 tỷ đồng. Như vậy, chỉ tính riêng qua ba lần giảm lãi suất cho vay, lợi nhuận của Agribank đã giảm luỹ kế xấp xỉ 4 nghìn tỷ đồng.
Tổng dư nợ cho vay của Agribank tính đến 31-5 đạt 446.862 tỷ đồng ( 0,8%) so với cuối năm 2011. Cơ cấu vốn tín dụng được tập trung cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các chương trình của Chính phủ, NHNN về cho vay tạm trữ lương thực, cà phê, thủy sản, xuất khẩu, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đến 31-5, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt gần 305.157 tỷ đồng, tăng 5.983 tỷ đồng ( 2%) so với cuối năm 2011, chiếm tỷ lệ gần 70% dư nợ cho vay nền kinh tế.
Theo Chủ tịch HĐTV Agribank Nguyễn Ngọc Bảo, để mở rộng tín dụng đối với bốn lĩnh vực ưu tiên, ngân hàng đã đề ra một số biện pháp như: Thực hiện gói sản phẩm cho vay ưu đãi khuyến khích khách hàng xuất khẩu, nhập khẩu có nguồn thu ngoại tệ với lượng vốn 10.000 tỷ đồng, lãi suất VND 11% năm; Tiếp tục giảm lãi suất cho vay tạo điều kiện cho khách hàng giảm giá thành, giảm chi phí để kinh doanh có lãi; Đối với khách hàng đang hoạt động kinh doanh nhưng gặp khó khăn, không có khả năng trả nợ đúng hạn, Agribank xem xét cơ cấu lại nợ, kéo dài thời gian trả nợ phù hợp với dòng tiền của dự án, phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, giảm áp lực trả nợ đối với khách hàng; Phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ đẩy mạnh cho vay qua tổ nhóm; Áp dụng chính sách điều chỉnh phí nội bộ thích hợp nhằm khuyến khích các chi nhánh cho vay nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở xem xét tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng cho vay nông nghiệp, nông thôn của từng chi nhánh, theo hướng các chi nhánh có tỷ trọng cho vay nông nghiệp và nông thôn cao sẽ được hưởng phí nội bộ thấp hơn; Tổ chức Hội nghị chuyên đề toàn ngành về tín dụng để tháo gỡ ngay các vướng mắc của chi nhánh nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cho bốn lĩnh vực ưu tiên trên,…
Theo Nhandan
Ý kiến ()