80% sinh vật rừng nhiệt đới sẽ biến mất sau 90 năm
Điều gì sẽ xảy ra, nếu con người không thay đổi cách ứng xử với thiên nhiên? Một nghiên cứu của các nhà sinh thái học thuộc Viện Carnegie (Mỹ) cảnh báo rằng chỉ còn gần 1/5 cá thể động thực vật hiện nay còn tồn tại trong các khu rừng nhiệt đới trên thế giới sau 90 năm nữa.Nạn chặt phá rừng và biến đổi khí hậu sẽ làm các loài sinh vật tuyệt diệt. Ảnh: Telegraph.Hiện tại, các khu rừng nhiệt đới sở hữu hơn 1/2 các loài động thực vật trên Trái đất. Tuy nhiên, các nhà khoa học lo ngại rằng những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu cùng với với nạn chặt phá rừng tràn lan có thể khiến những sinh vật này phải thích nghi với môi trường mới hoặc bị chết.Vào năm 2100, tình trạng biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi nghiêm trọng 2/3 diện tích rừng nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ, khoảng 70% diện tích rừng mưa ở châu Phi. Trong khi đó, biến đổi khí hậu cũng có thể sẽ tạo ra những biến đổi về đa dạng sinh học ở 80% diện...
Điều gì sẽ xảy ra, nếu con người không thay đổi cách ứng xử với thiên nhiên? Một nghiên cứu của các nhà sinh thái học thuộc Viện Carnegie (Mỹ) cảnh báo rằng chỉ còn gần 1/5 cá thể động thực vật hiện nay còn tồn tại trong các khu rừng nhiệt đới trên thế giới sau 90 năm nữa.
Nạn chặt phá rừng và biến đổi khí hậu sẽ làm các loài sinh vật tuyệt diệt. Ảnh: Telegraph. |
Hiện tại, các khu rừng nhiệt đới sở hữu hơn 1/2 các loài động thực vật trên Trái đất. Tuy nhiên, các nhà khoa học lo ngại rằng những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu cùng với với nạn chặt phá rừng tràn lan có thể khiến những sinh vật này phải thích nghi với môi trường mới hoặc bị chết.
Vào năm 2100, tình trạng biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi nghiêm trọng 2/3 diện tích rừng nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ, khoảng 70% diện tích rừng mưa ở châu Phi. Trong khi đó, biến đổi khí hậu cũng có thể sẽ tạo ra những biến đổi về đa dạng sinh học ở 80% diện tích rừng Amazon dọc lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ).
Nhà sinh thái học Greg Asner, thuộc Khoa Sinh thái Toàn cầu, Viện Carnegie (Mỹ) và là người đứng đầu chương trình nghiên cứu, cho rằng đây là khảo sát đầu tiên cho thấy các hệ sinh thái tự nhiên trên thế giới sẽ trải qua giai đoạn thay đổi sâu sâu sắc trong vòng 1 thế kỷ tới.
“Đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới dự báo các hệ sinh thái ở các khu vực nhiệt đới có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu và nạn phá rừng. Vì thế, đối với những khu vực được dự báo sẽ hứng chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất, các nhà lãnh đạo lâm nghiệp nên tập trung ngăn chặn nạn chặt phá rừng cũng như giúp các loài sinh vật thích nghi dần với sự biến đổi của khí hậu”, tiến sĩ Greg Asner cho biết.
Tiến sĩ Greg Asner và các cộng sự của ông đã tiến hành nghiên cứu bằng cách phân tích những dữ liệu ảnh vệ tinh về tốc độ chặt phát rừng trên toàn cầu và những dữ liệu của 16 dự án nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên thế giới gần đây nhất. Dựa trên những số liệu phân tích, các nhà khoa học đã đưa ra những kịch bản về từng loài sinh vật có thể chịu ảnh hưởng vào năm 2100.
Theo kết quả phân tích, chỉ có khoảng 18% tổng số thực và động vật trong các khu rừng nhiệt đới có thể thích nghi với hệ sinh thái bị thay đổi trong vòng 90 năm nữa nếu như tốc độ chặt phá rừng và biến đổi khí hậu diễn ra như hiện nay.
Trong khi đó, nhà khoa học Daniel Nepstad của Trung tâm Woods Hole ở Massachusetts (Mỹ) chuyên nghiên cứu về biến đổi khí hậu, cho rằng: “Nghiên cứu này là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cùng với tình trạng chặt phá rừng bừa bãi sẽ làm biến đổi nghiêm trọng hệ sinh thái tự nhiên của Trái đất, đặc biệt là sự tồn tại của các loài động thực vật”.
Theo Vietnamnet
Ý kiến ()