5G đặt ra những thách thức mới với viễn thông toàn cầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
5G là chìa khóa cho sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Vừa qua, tại Đại hội viễn thông toàn cầu 2019 diễn ra tại London, Anh, Bà Geok Chwee Ong, Giám đốc điều hành của Bridge Alliance cho biết, các công ty cần cân nhắc về việc triển khai 5G của mình và nền tảng hợp tác của công ty Bridge Alliance là công cụ giúp các công ty viễn thông phối hợp để xây dựng cơ sở hạ tầng truyền thông thế hệ tiếp theo của thế giới.
Bà Geok giải thích, sự phức tạp của ngành viễn thông và sự phát triển nhanh chóng của nó và công ty Bridge Alliance được thành lập để giúp các doanh nghiệp hợp tác, phát triển trên cùng một nền tảng.
Các công ty viễn thông đã hợp tác với nhau vì họ thấy cần thiết phải làm điều đó, vì tốc độ phát triển của ngành công nghiệp viễn thông đang thay đổi nhanh chóng, tạo ra động lực thúc đẩy các liên minh chiến lược.
Bridge Alliance cũng đóng vai trò là cửa ngõ của châu Á cho Liên minh viễn thông châu Âu, bao gồm các công ty, như: Telia của Thụy Điển, Orange của Anh, Deutsche Telekom của Đức và TIM của Ý. Cả hai liên minh đã mở rộng quan hệ đối tác vào năm 2017 với các hoạt động triển khai Enterprise Mobility (xu hướng thay đổi thói quen làm việc của nhân viên, sử dụng các ứng dụng di động để thực hiện các công việc nghiệp vụ) trong doanh nghiệp trên khắp châu Mỹ, Trung Đông và châu Á – Thái Bình Dương.
Một yếu tố quan trọng thúc đẩy các liên minh viễn thông trong bốn năm qua là các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) đã tìm cách đơn giản hóa các cách cung cấp các sản phẩm được kết nối.
Bà Geok cho biết, sự phân mảnh ở thị trường châu Á đã tạo ra sự khác biệt lớn giữa các công ty viễn thông trong khu vực. Mục đích của Bridge Alliance là tạo ra một nền tảng duy nhất để phục vụ nhu cầu của các tập đoàn đa quốc gia khi họ tích hợp nền tảng của mình trên toàn cầu.
Sự phát triển của 5G cũng đang diễn ra ở các giai đoạn khác nhau. Với việc tham gia của Hàn Quốc, cụ thể là Korea Telecom (KT) là một trong những quốc gia tiên tiến nhất trong công nghệ 5G.
SK Telecom một nhà mạng khác của Hàn Quốc, cùng với chính phủ Hàn Quốc, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng công nghệ 5G của nước này, với kế hoạch chiếm 15% giá trị kinh tế toàn cầu của 5G vào năm 2026.
Trung Quốc, một quốc gia khác cũng đã tiến hành triển khai 5G và chính thức đi vào hoạt động ngày 1-11 vừa qua. China Telecom và China Unicom, hai nhà mạng viễn thông lớn thứ hai và thứ ba của Trung Quốc, cũng đã lần lượt trở thành thành viên của Bridge Alliance.
5G đã tạo ra một hệ sinh thái mới, thậm chí là trên khía cạnh phần cứng, do cách thức khác nhau mà 5G có thể được sử dụng ở những nơi khác nhau, như: Úc và Philippines, nơi có các công nghệ đã được tích hợp trong các hệ thống không dây cố định (FWA) để tăng cường phủ sóng di động.
Các yếu tố như sự sẵn sàng của công nhân, các quy định, cơ sở hạ tầng và chính sách của chính phủ, cũng đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển 5G của mỗi quốc gia, nhưng tốc độ phát triển của các công nghệ cũng tạo ra những khả năng mới.
Bà Geok tin tưởng rằng, chúng ta đang tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và đây là thời đại có rất nhiều khả năng có thể xảy ra.
Các mục tiêu chung được chia sẻ giữa các công ty viễn thông đang định hình lại ngành công nghiệp, với việc Nhật Bản đang nắm giữ Softbank – một công ty đa quốc gia, một thành viên của Bridge Alliance, tập trung vào chiến lược của mình bằng cách đầu tư vào các công nghệ 5G mới và khám phá Internet of Things (IoT), một công nghệ quan trọng của viễn thông.
Softbank cũng đã hợp tác, liên doanh với hãng General Motors để chế tạo các phương tiện tự lái, đã đưa vào sử dụng công nghệ 5G, các dịch vụ lập bản đồ và một số lĩnh vực đột phá khác, với khách hàng trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ 5G.
Tại một sự kiện thường niên của Bridge Alliance tại Singapore có sự tham gia của 34 nhà khai thác hợp tác bởi 5G, các công ty, như: Scania – nhà sản xuất xe thương mại của Thụy Điển đã được mời tham dự để cung cấp thông tin phản hồi về cách phát triển các hệ thống 5G khác nhau, bao gồm cả xe tự lái (AGV).
Singtel, đối tác của Bridge Alliance cũng đã hợp tác với chính phủ Singapore để phát triển máy bay không người lái và hệ thống tự động AGV tại cảng PSA Singapore, cảng vận chuyển lớn nhất thế giới.
Bà Geok cho rằng, để toàn bộ ngành công nghiệp chuyển đổi, phải mất nhiều năm. Nhưng chúng ta phải bắt đầu ngay từ bây giờ, vì có rất nhiều thứ để học. Một số là các vấn đề chính cần phải được giải quyết trước. Những thành phần còn thiếu chúng ta cần đưa vào hệ sinh thái, vì vậy, các nhà mạng, nhà khai thác, cũng như các nhà sản xuất cần phối hợp chặt chẽ. Sẽ mất thêm nhiều năm nữa trước khi chúng ta thấy ngành công nghiệp tự động thực sự có ý nghĩa.
Ý kiến ()