LSO-Thực hiện Nghị quyết 5 của BCH Trung ương Đảng khóa III (1960) “ … Vận động nhân dân miền xuôi tham gia xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa miền núi …”, năm 1961, tỉnh Hà Đông (lúc đó chưa sáp nhập với tỉnh Sơn Tây) kết nghĩa với tỉnh Lạng Sơn để thực hiện chủ trương này của Đảng. Khởi đầu là 700 lao động, hầu hết là đoàn viên và thanh niên của tỉnh Hà Đông tình nguyện đi tiên phong làm nhiệm vụ khai hoang tại xã Yên Vượng, huyện Hữu Lũng lấy tên là hợp tác xã (HTX) Sơn Đông (Sơn Đông là tên ghép của tỉnh Lạng Sơn và Hà Đông). Được sự quan tâm chỉ đạo của trung ương và sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân địa phương, chưa đầy hai năm, đời sống của xã viên đã dần ổn định và có nhiều triển vọng phát triển. Được tin này, năm 1962 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã về thăm để động viên, khen ngợi. Thủ tướng Phạm Văn Đồng (thứ 3, hàng đầu, từ phải sang trái) chụp ảnh với cán bộ xã viên...
LSO-Thực hiện Nghị quyết 5 của BCH Trung ương Đảng khóa III (1960) “ … Vận động nhân dân miền xuôi tham gia xây dựng và phát triển kinh tế – văn hóa miền núi …”, năm 1961, tỉnh Hà Đông (lúc đó chưa sáp nhập với tỉnh Sơn Tây) kết nghĩa với tỉnh Lạng Sơn để thực hiện chủ trương này của Đảng. Khởi đầu là 700 lao động, hầu hết là đoàn viên và thanh niên của tỉnh Hà Đông tình nguyện đi tiên phong làm nhiệm vụ khai hoang tại xã Yên Vượng, huyện Hữu Lũng lấy tên là hợp tác xã (HTX) Sơn Đông (Sơn Đông là tên ghép của tỉnh Lạng Sơn và Hà Đông). Được sự quan tâm chỉ đạo của trung ương và sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân địa phương, chưa đầy hai năm, đời sống của xã viên đã dần ổn định và có nhiều triển vọng phát triển. Được tin này, năm 1962 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã về thăm để động viên, khen ngợi.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng (thứ 3, hàng đầu, từ phải sang trái) chụp ảnh
với cán bộ xã viên HTX Sơn Đông, tháng 3/1962 – Ảnh: Tư liệu
Từ thí điểm HTX Sơn Đông, tỉnh Hà Đông đã tổ chức cho các huyện kết nghĩa với huyện Hữu Lũng, vận động đưa cả gia đình lên định cư ở nhiều xã, lập các HTX nhỏ hoặc vào các HTX với nhân dân địa phương. Chỉ sau 3 năm đã có 550 hộ lên định cư ở 17 xã. Đến nay, sau 51 năm, nhân dân Hà Tây (Năm 1965 hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây sáp nhập thành tỉnh Hà Tây, nay Hà Tây thuộc Hà Nội) trên đất Hữu Lũng đã có 2.000 hộ với trên 8.000 nhân khẩu. Và giờ đây, tất cả các xã, thị trấn ở huyện Hữu Lũng đều có người Hà Tây định cư làm ăn, sinh sống. Nhiều tên xóm, tên làng nơi quê cũ đã được “người Hà Tây” đặt cho nơi quê mới. Suốt 51 năm qua, nhân dân “Hà Tây – Hữu Lũng” đều được các cấp ủy đảng từ huyện đến xã có nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế: Từ chuyển đổi nhận thức đến cung cách làm ăn, tiếp thu khoa học kỹ thuật để sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống xây dựng quê hương. Dựa vào thế mạnh và tình hình thực tế của từng xã, từng vùng sản xuất, nhân dân “Hà Tây – Hữu Lũng” đã tranh thủ các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh của Nhà nước để sản xuất và kinh doanh có hiệu quả. Những năm gần đây cây na đã cho thu nhập cao như ở Sơn Đông (Yên Vượng), thôn Tự Nhiên (xã Nhật Tiến), nhiều hộ, vụ na năm 2012, có thu nhập 100 triệu đồng, cá biệt gia đình anh Vũ Văn Quỳnh thôn Sơn Đông thu được 125 triệu đồng từ tiền bán na. Trong phong trào phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tiêu biểu có anh Lê Văn Tuân (xã Đồng Tân) – người con của huyện Thanh Oai, đã thành lập một công ty vừa kinh doanh trồng rừng vừa chế biến lâm sản. Công ty của anh đã trồng và quản lý gần 1.000 héc ta rừng, một nhà máy chế biến lâm sản, sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, doanh thu trên 15 tỷ đồng/năm. Ông Nguyễn Huy Mạo (ở thị trấn Hữu Lũng) – người con của huyện Thường Tín, đã xây dựng vườn cây giống lâm nghiệp, hàng năm, xuất bán hàng triệu cây giống cho địa phương và các tỉnh bạn, có thu nhập gần 200 triệu đồng. Ở thôn Liên Phương (xã Đồng Tiến) nhiều hộ đầu tư chăn nuôi mỗi năm bán ra thị trường hàng tấn gà thịt. Nghề thủ công truyền thống “nón chợ Chuông” đã được bà con thôn Sơn Đông, xã Yên Vượng duy trì phát triển cho thu nhập cao, ổn định, giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục lao động trong thôn.
51 năm lập nghiệp trên quê hương mới, đến nay người “Hà Tây- Hữu Lũng” đã có gần 80% số hộ có nhà xây, lợp ngói khang trang, nhiều gia đình có nhà cao tầng với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Trên 50% số hộ có kinh tế khá và giàu, hộ nghèo chỉ còn dưới 4%, tỷ lệ thấp so với bình quân hộ nghèo của huyện), không có hộ đói. 100% làng “Hà Tây” đạt danh hiệu “làng văn hóa”, trên 90% số hộ đạt danh hiệu “gia đình văn hóa” hàng năm, 100% trẻ em đến độ tuổi đi học được cắp sách tới trường. Đã có 128 người có trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ. Từ 10 đảng viên (1961), đến nay, người “Hà Tây – Hữu Lũng” đã có 103 đảng viên, nhiều người đã và đang giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt ở xã, ở huyện, một số là cán bộ các ngành ở tỉnh, là sĩ quan cao cấp quân đội.
51 mùa xuân, trên nửa thế kỷ làm theo lời Đảng, hôm nay người “Hà Tây – Hữu Lũng” đang vững bước trên con đường hạnh phúc ấm no, con đường xuân tươi đẹp, vinh quang.
Trương Thọ
Ý kiến ()