Trong những tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã có sự cải tiến về dòng vốn với khoảng 500 triệu USD đã chảy vào thị trường chứng khoán tại thời gian này.Theo báo cáo cập nhật mới đây của khối nghiên cứu thuộc ngân hàng HSBC thì trong những tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã có sự cải tiến về dòng vốn. Cụ thể, dòng vốn tính từ đầu năm đến nay chảy vào thị trường chứng khoán đạt khoảng 500 triệu USD. "Do viễn cảnh tăng trưởng - lạm phát đã cải thiện đáng kể, thị trường tài sản trong nước sẽ bắt đầu có sức hấp dẫn hơn. Cùng lúc đó, với nguy cơ rủi ro trượt giá thấp, các nhà đầu tư sẽ đánh giá thị trường trong nước mang nhiều tiềm năng hơn." - trích báo cáo. Dòng vốn chảy vào chứng khoán trong giai đoạn đầu năm.HSBC cũng cho rằng, xung quanh diễn biến xảy ra quanh tình hình tài chính của các ngân hàng trung ương phương Tây thì lượng tiền thừa sẽ tiếp tục chảy vào các thị trường mới nổi. Và nếu những rủi ro cảm tính tái xuất hiện,...
Trong những tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã có sự cải tiến về dòng vốn với khoảng 500 triệu USD đã chảy vào thị trường chứng khoán tại thời gian này.
Theo báo cáo cập nhật mới đây của khối nghiên cứu thuộc ngân hàng HSBC thì trong những tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã có sự cải tiến về dòng vốn.
Cụ thể, dòng vốn tính từ đầu năm đến nay chảy vào thị trường chứng khoán đạt khoảng 500 triệu USD. “Do viễn cảnh tăng trưởng – lạm phát đã cải thiện đáng kể, thị trường tài sản trong nước sẽ bắt đầu có sức hấp dẫn hơn. Cùng lúc đó, với nguy cơ rủi ro trượt giá thấp, các nhà đầu tư sẽ đánh giá thị trường trong nước mang nhiều tiềm năng hơn.” – trích báo cáo.
Dòng vốn chảy vào chứng khoán trong giai đoạn đầu năm.
HSBC cũng cho rằng, xung quanh diễn biến xảy ra quanh tình hình tài chính của các ngân hàng trung ương phương Tây thì lượng tiền thừa sẽ tiếp tục chảy vào các thị trường mới nổi. Và nếu những rủi ro cảm tính tái xuất hiện, thì các nhà đầu tư sẽ bắt đầu xem xét đến những thị trường như Việt Nam.
Trong khi đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vẫn tương đối tăng mạnh. HSBC đặc biệt lưu ý đến nguồn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam. Kể từ trận động đất hồi tháng 3/2011 gây ảnh hưởng nặng đến ngành sản xuất của Nhật, các doanh nghiệp đã tìm cách phân tán dây chuyền sản xuất đến những trung tâm châu Á khác.
Thái Lan đã là điểm đến chính yếu cho dòng đầu tư này, nhưng vì trận lũ lụt kéo dài vào năm ngoái gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của các công ty Nhật Bản nên nhiều doanh nghiệp buộc phải cân nhắc việc phân tán sản xuất rộng hơn, và Việt Nam có thể hưởng lợi từ điều này – cơ quan nghiên cứu của HSBC phân tích.
Số liệu tháng 2 vừa rồi cũng cho thấy đầu tư trực tiếp từ Nhật vào Việt Nam đạt hơn 800 triệu USD. Nếu có nhiều dòng vốn tương tự thì đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ đem lại lượng ngoại tệ hữu dụng cho đất nước.
Báo cáo của HSBC lần này cũng ghi nhận tiến bộ nổi bật của đồng Việt Nam trong thời gian qua là đã thu hẹp cán cân thương mại. Bức tranh tổng quan đã cải thiện hơn với một lượng nhỏ thặng dư thương mại trong tháng 1 – đây là lần thứ hai trong vòng ba năm qua Việt Nam có mức thặng dư tính theo tháng.
“Sự trượt giá trước đây của đồng Việt Nam chắc chắn đã có vài tác động nhất định, nhưng thực tế là Việt Nam vẫn xuất khẩu rất nhiều hàng hóa cơ bản với nhu cầu đảm bảo ổn định, chẳng hạn như gạo và chế biến thủy sản. Điều này đồng nghĩa với việc xuất khẩu ít chịu ảnh hưởng từ suy thoái toàn cầu” – theo HSBC.
Tuy nhiên, cũng tại bản báo cáo này, HSBC cảnh báo, có nhiều yếu tố cho thấy nhu cầu cho các khoản vay USD trong nước đã cao hơn do lãi suất vay USD thấp hơn so với nội tệ. Điều này dẫn đến việc giao dịch bán giao ngay của USD/VND và các loại tiền tệ khác được thực hiện vào giữa biên độ giao dịch hàng ngày.
Giao dịch VND-USD cho phép NHNN tăng dự trữ ngoại hối.
Yếu tố này đáng lẽ cho phép NHNN gia nhập thị trường để thu mua USD nhằm tăng dự trữ ngoại hối song theo HSBC thì cần thận trọng. Bởi, khi những khoản vay này đáo hạn trong 3 đến 6 tháng, có thể sẽ tạo thêm nhiều áp lực lên thị trường giao ngay USD/VND ở hướng mua USD vì USD vẫn rất cần để trả nợ.
Bên cạnh đó, với lãi suất đồng Việt Nam đang giảm dần, sẽ không còn nhiều động cơ để vay USD trong tương lai, điều này tạo nên nhân tố ngắn hạn thay vì chỉ số dài hạn cho đồng Việt Nam.
Hơn nữa, theo lưu ý của HSBC thì gần đây NHNN có thông báo, kể từ 2/5/2012 các nhà nhập khẩu sẽ không được vay bằng đồng ngoại tệ trừ khi họ đã có sẵn lượng ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất kinh doanh để trả nợ. Vì vậy họ cần phải bổ sung nguồn USD của mình trong thị trường giao ngay, để phần nào giảm áp lực mất giá VND.
Theo Dantri
Ý kiến ()