50 năm xây dựng, phát triển ngành và Viện Lịch sử Ðảng
Kỷ niệm lần thứ 50 Ngày truyền thống của ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là thời điểm Viện Lịch sử Đảng, cơ quan nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tròn 50 tuổi.Trong quá trình xây dựng và phát triển, chức năng, nhiệm vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và tuyên truyền lịch sử Đảng ngày càng được tăng cường, theo yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ cách mạng. Các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức của Viện luôn phấn đấu nâng cao trình độ khoa học, năng lực công tác, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao. Viện đã thực hiện tốt nhiệm vụ của cơ quan khoa học đầu ngành, hoàn thành nhiều công trình nghiên cứu, xuất bản nhiều tác phẩm có giá trị, phục dựng bức tranh toàn cảnh sự ra đời, quá trình hình thành và phát triển của Đảng; Tổng kết những bài học kinh nghiệm lý luận và thực tiễn của Đảng, góp phần...
Trong quá trình xây dựng và phát triển, chức năng, nhiệm vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và tuyên truyền lịch sử Đảng ngày càng được tăng cường, theo yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ cách mạng. Các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức của Viện luôn phấn đấu nâng cao trình độ khoa học, năng lực công tác, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao. Viện đã thực hiện tốt nhiệm vụ của cơ quan khoa học đầu ngành, hoàn thành nhiều công trình nghiên cứu, xuất bản nhiều tác phẩm có giá trị, phục dựng bức tranh toàn cảnh sự ra đời, quá trình hình thành và phát triển của Đảng; Tổng kết những bài học kinh nghiệm lý luận và thực tiễn của Đảng, góp phần bổ sung, hoàn thiện, làm sáng tỏ đường lối, chính sách của Đảng, giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, tình cảm, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân…
Sau khi Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương ra đời, trong 20 năm (1962 – 1982), các tập văn kiện Đảng 1930-1945, 1945-1954, các công trình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, về Cách mạng Tháng Tám – 1945, Ba mươi năm hoạt động của Đảng, Ba mươi lăm năm đấu tranh của Đảng (tập 1 và tập 2)… lần lượt được xuất bản. Nhân dịp kỷ niệm 40, 45 và 50 năm Ngày thành lập Đảng, những công trình Lịch sử Đảng (tóm tắt) được biên soạn, xuất bản và phát hành rộng rãi trong toàn Đảng. Trên cơ sở đó, năm 1981, cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, sơ thảo, tập I (1920-1954) được xuất bản. Đây là tác phẩm đánh dấu bước tiến mới của khoa học lịch sử Đảng và sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ khoa học của Viện.
Trong những năm 1982-1997, kế thừa và phát huy những thành quả có tính nền tảng đã đạt được từ giai đoạn trước, Viện Lịch sử Đảng tiếp tục nghiên cứu và xuất bản nhiều công trình có giá trị, tiêu biểu là các tập Những sự kiện Lịch sử Đảng, tập I (1920-1945), tập II (1945-1954), tập III (1954-1975, phần cách mạng xã hội chủ nghĩa) và tập IV (1954-1975, phần cách mạng miền Nam và chống Mỹ, cứu nước). Một số chuyên khảo về lịch sử đấu tranh của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng trong các nhà tù đế quốc, lịch sử Cách mạng Tháng Tám – 1945; về lịch sử quan hệ, hợp tác của Đảng Cộng sản Việt Nam với một số Đảng cộng sản trên thế giới, đặc biệt là cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II (1954-1975), do Viện tổ chức nghiên cứu, biên soạn đã được xuất bản năm 1995. Cùng với triển khai nhiều đề tài khoa học cấp bộ, cấp cơ sở, Viện chủ trì nghiên cứu bốn đề tài khoa học cấp nhà nước.
Từ năm 1997 đến nay, nhất là sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 15, ngày 28-8-2002 Về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện tiếp tục được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả to lớn. Viện đã triển khai nghiên cứu, bổ sung, tu chỉnh và biên soạn mới nhiều công trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với nhiều thể loại: lịch sử chính thức toàn Đảng; giáo trình, giáo khoa; văn kiện Đảng toàn tập, hỏi và đáp lịch sử Đảng; sách chuyên khảo, tham khảo, biên niên sự kiện, chuyên đề… với chất lượng ngày một nâng cao. Viện còn mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế về nghiên cứu những vấn đề liên quan đến lịch sử Đảng ta; tổ chức, phối hợp tổ chức và tham gia nhiều hội thảo quốc tế, quốc gia, cấp bộ ở trong và ngoài Học viện và cấp Viện. Đội ngũ cán bộ của Viện tích cực tham gia công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, đóng góp vào quá trình thảo luận, xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng. Nhiều công trình nghiên cứu do Viện chủ trì hoặc hợp tác đã trở thành sách “gối đầu giường” để nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng ở trung ương cũng như địa phương…
Đến nay, Viện Lịch sử Đảng đã tham gia giảng dạy hàng trăm lớp học viên các hệ với hàng chục nghìn học viên đã tốt nghiệp ra trường. Viện phối hợp các đơn vị giảng dạy và đơn vị chức năng trong và ngoài Học viện đã và đang đào tạo 116 nghiên cứu sinh, trong đó có 97 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Nhà nước và cấp Học viện; 297 học viên cao học, trong đó có 264 học viên bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam…
Trong những năm gần đây, nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương được Viện tăng cường, cải tiến và nâng cao chất lượng rõ rệt. Nhiều hội nghị chuyên đề, hội thảo khoa học và tập huấn nghiệp vụ nghiên cứu lịch sử Đảng trong toàn quốc hoặc ở từng địa phương được Viện tổ chức. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương càng được chú trọng hơn sau khi có Chỉ thị 15 của Ban Bí thư. Các hội nghị tổng kết và tập huấn thật sự là diễn đàn khoa học bổ ích và cần thiết cho cán bộ làm công tác lịch sử Đảng trong toàn quốc. Giúp cán bộ các địa phương nhận thức sâu sắc hơn về công tác lịch sử Đảng và có những kiến nghị, đề xuất từ cơ sở nhằm thúc đẩy công tác nghiên cứu lịch sử Đảng phát triển; tăng cường mối quan hệ giữa Viện với địa phương và giữa các địa phương, tạo nên sự phối hợp công tác ngày càng có chất lượng và hiệu quả.
Viện đã tiến hành thẩm định, góp ý kiến về nội dung và trực tiếp biên soạn nhiều công trình lịch sử đảng bộ tỉnh, thành phố, lịch sử các bộ, ngành; tiếp nhận, nghiên cứu và trả lời các cơ quan ở Trung ương và địa phương, các cá nhân, nhất là các cán bộ lão thành cách mạng về những sự kiện, những vấn đề lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử Đảng bộ địa phương.
Trong 50 năm qua, công tác tư liệu luôn được Viện và ngành Lịch sử Đảng xác định là một “công tác chính và cần đi trước một bước”, vì tư liệu là cơ sở, là nguồn sống của công tác nghiên cứu lịch sử nói chung và lịch sử Đảng nói riêng và là công việc đòi hỏi phải dành nhiều thời gian, tâm sức. Kho Lưu trữ tư liệu của Viện Lịch sử Đảng bảo quản một số lượng tài liệu quý với hơn 24 nghìn đầu tài liệu, một khối lượng ảnh tư liệu qua các thời kỳ và ảnh các chiến sĩ, đảng viên bị địch bắt, tù đày…
Những thành tựu, đóng góp quan trọng của Viện Lịch sử Đảng đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng nhiều phần thưởng. Đặc biệt, Viện Lịch sử Đảng vinh dự được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.
Theo Nhandan
Ý kiến ()