LSO-Thực hiện Nghị quyết 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (1960) về vận động nhân dân miền xuôi tham gia xây dựng và phát triển kinh tế văn hóa miền núi, năm 1961 tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội) kết nghĩa với tỉnh Lạng Sơn để thực hiện chủ trương đó của Đảng và Chính phủ. Khởi đầu đã có 700 lao động là thanh niên của tỉnh Hà Tây tình nguyện làm nhiệm vụ khai hoang tại xã Yên Vượng, huyện Hữu Lũng lấy tên là Hợp tác xã Sơn Đông.Sơn phản quang hệ thống hộ lan trên Quốc lộ 1A - Ảnh: Trúc LamTừ thí điểm HTX Sơn Đông, tỉnh Hà Tây đã tổ chức các huyện kết nghĩa với huyện Hữu Lũng, vận động đưa cả các gia đình lên định cư ở nhiều xã, lập các HTX nhỏ riêng nhân dân khai hoang hoặc vào HTX với nhân dân địa phương. Lực lượng thanh niên ban đầu, một số được điều đi thanh niên xung phong, tham gia quân đội, có một số bổ sung làm công nhân lâm trường, nông trường hoặc vào cơ quan nhà nước. Như...
LSO-Thực hiện Nghị quyết 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (1960) về vận động nhân dân miền xuôi tham gia xây dựng và phát triển kinh tế văn hóa miền núi, năm 1961 tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội) kết nghĩa với tỉnh Lạng Sơn để thực hiện chủ trương đó của Đảng và Chính phủ. Khởi đầu đã có 700 lao động là thanh niên của tỉnh Hà Tây tình nguyện làm nhiệm vụ khai hoang tại xã Yên Vượng, huyện Hữu Lũng lấy tên là Hợp tác xã Sơn Đông.
|
Sơn phản quang hệ thống hộ lan trên Quốc lộ 1A – Ảnh: Trúc Lam |
Từ thí điểm HTX Sơn Đông, tỉnh Hà Tây đã tổ chức các huyện kết nghĩa với huyện Hữu Lũng, vận động đưa cả các gia đình lên định cư ở nhiều xã, lập các HTX nhỏ riêng nhân dân khai hoang hoặc vào HTX với nhân dân địa phương. Lực lượng thanh niên ban đầu, một số được điều đi thanh niên xung phong, tham gia quân đội, có một số bổ sung làm công nhân lâm trường, nông trường hoặc vào cơ quan nhà nước. Như vậy sau 3 năm đã có 550 hộ lên định cư ở 17 xã.
Đến nay, sau 50 năm, người Hà Tây đã có trên 2000 hộ, trên 8000 nhân khẩu. 50 năm qua, ngay từ ngày đầu, bà con Hà Tây đã được đồng bào các dân tộc trong huyện Hữu Lũng giúp đỡ về tinh thần, vật chất, nhường ruộng đất để sản xuất, hướng dẫn khai phá đất hoang, cho đất dựng nhà… Nhà nước cấp từng chiếc áo bông, chăn, màn, hỗ trợ trâu cày, dụng cụ sản xuất… Đó là tình đoàn kết, niềm tự hào, là nền móng đầu tiên trên con đường lập nghiệp ở quê mới.
Ôn lại truyền thống vẻ vang, đó là thời kỳ cả nước có chiến tranh “Tay cày, tay súng”, vừa xây dựng, phát triển kinh tế cho từng hộ gia đình, vừa xây dựng thôn bản, vừa phải đóng góp sức người, sức của cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân dân Hà Tây tại Hữu Lũng đã có 376 người tham gia lực lượng quân đội, 44 người tham gia lực lượng TNXP, có 25 liệt sỹ, gia đình ông Nguyễn Văn Định ở thôn Tân Châu, xã Tân Lập có 2 con là liệt sỹ. Đó là niềm tự hào mà nhân dân Hà Tây đã góp một phần công sức cùng với nhân dân Hữu Lũng đón nhận danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
50 năm qua, từng năm, từng thời kỳ đều được Huyện ủy, UBND huyện, đặc biệt là Đảng ủy, UBND các xã có nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế. Vì vậy, đã có những bước tiến vững chắc: từ chuyển đổi nhận thức, đến cung cách làm ăn, luôn luôn học hỏi tiếp thu khoa học kỹ thuật để sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống, xây dựng quê hương mới. Lập nghiệp, xây dựng và phát triển ở quê mới, nhân dân đã được quê hương Hà Tây thường xuyên thăm hỏi, động viên cả về tinh thần, vật chất. Năm 1990, 7 huyện Hà Tây đã ủng hộ 35 triệu đồng xây dựng được 2 phòng học tại xã Yên Vượng, đó là sự quan tâm đặc biệt của quê hương với thế hệ trẻ trên vùng quê mới, càng thắt chặt quan hệ giữa huyện Hữu Lũng với tỉnh Hà Tây.
50 năm ở quê mới, lại là hộ nông dân, sản xuất nông nghiệp là cơ bản, đến nay đã có trên 70% hộ có nhà xây khang trang, các tiện nghi phục vụ đời sống sinh hoạt đầy đủ, bộ mặt thôn bản đã thay đổi rất nhiều. Đã có trên 50% số hộ kinh tế khá, chỉ có dưới 5% hộ nghèo; 100% làng văn hóa, có trên 90% gia đình văn hóa, 100% các cháu đến độ tuổi đều được đến trường. Đã có 128 người tốt nghiệp đại học, trở thành kỹ sư, bác sĩ… Từ hơn 10 đảng viên ban đầu, nay đã có 163 đảng viên, nhiều người đã thành đạt, được Đảng và Nhà nước giao các nhiệm vụ trọng trách như bí thư, chủ tịch HĐND, UBND, chủ tịch MTTQ các xã. Đó là niềm tự hào về truyền thống nhân dân Hà Tây 50 năm lập nghiệp, xây dựng và phát triển, được Đảng bộ, chính quyền; nhân dân các dân tộc huyện Hữu Lũng ghi nhận.
Lý Mạnh Thương
Ý kiến ()