50 năm đào tạo và định hướng phát triển ngành khai thác mỏ hầm lò
Ngày 27-11, tại Hà Nội, Trường đại học Mỏ Địa chất và Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Bộ môn Khai thác Hầm lò đã tổ chức hội thảo 50 năm đào tạo và định hướng phát triển ngành khai thác mỏ hầm lò.Nửa thế kỷ qua, Bộ môn Khai thác Hầm lò cùng với các bộ môn khác trong nhà trường đã đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ cao thuộc lĩnh vực khai thác hầm lò với hơn 2.500 kỹ sư được đào tạo (hệ chính quy), gần bốn nghìn kỹ sư hệ tại chức, 200 thạc sĩ kỹ thuật, bảy tiến sĩ... Ngoài ra, Bộ môn Khai thác Hầm lò cũng đã đào tạo cho nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 10 kỹ sư, một thạc sĩ và một tiến sĩ chuyên ngành.Tại hội thảo, PGS, TS Trần Văn Thanh, Trưởng Bộ môn Khai thác Hầm lò cho biết, để ngành khai thác mỏ, hầm lò phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa, bộ môn sẽ tập trung vào nhiệm vụ hoàn thành chương trình đào tạo đại học ngành khai thác mỏ hầm lò...
Nửa thế kỷ qua, Bộ môn Khai thác Hầm lò cùng với các bộ môn khác trong nhà trường đã đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ cao thuộc lĩnh vực khai thác hầm lò với hơn 2.500 kỹ sư được đào tạo (hệ chính quy), gần bốn nghìn kỹ sư hệ tại chức, 200 thạc sĩ kỹ thuật, bảy tiến sĩ… Ngoài ra, Bộ môn Khai thác Hầm lò cũng đã đào tạo cho nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 10 kỹ sư, một thạc sĩ và một tiến sĩ chuyên ngành.
Tại hội thảo, PGS, TS Trần Văn Thanh, Trưởng Bộ môn Khai thác Hầm lò cho biết, để ngành khai thác mỏ, hầm lò phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa, bộ môn sẽ tập trung vào nhiệm vụ hoàn thành chương trình đào tạo đại học ngành khai thác mỏ hầm lò ở tất cả các bậc học nhằm tiếp cận với các chương trình hiện đại của thế giới; tập trung tuyển chọn và xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của các cán bộ của bộ môn nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học…
Theo Nhandan
Ý kiến ()