48 nghìn phương tiện bị từ chối vào cao tốc
Đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây.
Cụ thể, qua kiểm soát tải trọng 1,84 triệu lượt phương tiện, VEC phát hiện 59.000 lượt phương tiện vi phạm tải trọng và thực hiện từ chối phục vụ 48.000 phương tiện, cao hơn 55% cùng thời điểm năm ngoái.
Cũng trong chín tháng qua, trên các tuyến cao tốc VEC xảy ra 66 vụ tai nạn khiến 14 người chết và 93 người bị thương. Riêng số vụ va chạm giao thông trên các tuyến thời gian qua giảm 12%. Nguyên nhân ban đầu của các vụ tai nạn được xác định là do người tham gia giao thông không tuân thủ nghiêm các quy định khi lưu thông trên đường cao tốc (chạy băng qua đường cao tốc; phương tiện đón trả khách, dừng đỗ tại các hàng quán tự phát; không duy trì khoảng cách an toàn giữa các phương tiện; phương tiện mất lái…).
Theo VEC, hai năm gần đây, tỷ lệ tai nạn trên các tuyến cao tốc VEC quản lý, khai thác có sự tăng cao là do VEC không được áp dụng các quy định nội bộ về việc từ chối phục vụ và phục vụ trở lại đối với các phương tiện vi phạm quy tắc giao thông khi tham gia giao thông trên các tuyến cao tốc VEC quản lý, khai thác nên các lực lượng vận hành khai thác trên tuyến không có quyền để chế tài các vi phạm trên.
VEC hiện đang quản lý, khai thác bốn tuyến đường bộ cao tốc gồm: Nội Bài – Lào Cai, Cầu Giẽ – Ninh Bình, Đà Nẵng – Quảng Ngãi và TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Trong chín tháng đầu năm nay, các tuyến cao tốc VEC đã phục vụ 34,74 triệu lượt phương tiện (chưa tính 527.000 lượt phương tiện miễn phí), vượt 14% về lưu lượng và 15% về doanh thu so cùng kỳ 2018.
Trong đó, mật độ phương tiện trên tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây tập trung cao nhất, đặc biệt vào dịp cuối tuần, ngày lễ, Tết, tập trung chủ yếu tại khu vực nút giao An Phú (Quận 2, TP Hồ Chí Minh) – điểm đầu của đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và là điểm cuối của đường Lương Định Của giao cắt với đại lộ Đông – Tây (nay là đường Mai Chí Thọ).
Theo Nhandan
Ý kiến ()